xu ly nuoc thai microbelift

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải?

Để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, doanh nghiệp cần hiểu rõ về loại nước thải, tính chất nước thải và công suất vận hành của hệ thống.

Hệ thống xử lý nước thải là một trong những hệ thống thiết yếu mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có, dù lớn hay nhỏ. Để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, doanh nghiệp cần hiểu rõ về loại nước thải, tính chất nước thải và công suất vận hành của hệ thống. Để từ đó đưa ra phương án xây dựng hiệu quả, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và đúng quy định pháp luật ban hành.

05 yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm khi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải

1. Nguồn gốc và bản chất của nước thải cần xử lý

Nước thải là tổ hợp của hai thành phần: Nước và thành phần ô nhiễm. Thành phần ô nhiễm trong nước về cơ bản được chia thành các nhóm sau:

  • Thành phần hữu cơ, vô cơ.
  • Thành phần tan, không tan (hay còn gọi là thành phần lơ lửng trong nước).
  • Thành phần dinh dưỡng (bao gồm Ni-tơ và Phốt-pho).
  • Dầu mỡ (dầu mỡ từ thực vât hoặc dầu mỡ khoáng).
  • Kim loại nặng.
  • Muối, axit.
  • Thành phần độc hại (ví dụ như: thuốc trừ sâu).
  • Các rác thải có kích thước lớn.

Mức độ ô nhiễm của nước thải thể hiện ở số lượng các thành phần và nồng độ ô nhiễm của các thành phần có trong nước thải. Mức độ ô nhiễm càng cao thì quy trình xử lý càng phức tạp.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy chuẩn, quy định về tiêu chuẩn nước thải đầu ra cho các ngành cụ thể như:

tieu chuan nuoc thai

2. Xác định thông số ô nhiễm của nước thải

Tiến hành lấy mẫu nước thải và thực hiện xét nghiệm để xác định các thành phần và nồng độ ô nhiễm của các thành phần có trong nước thải theo các tiêu chuẩn xử lý dành riêng cho mỗi loại nước thải tương ứng.

3. Lựa chọn phương pháp xử lý cho hệ thống xử lý nước thải

Có ba phương pháp xử lý nước thải phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải, đó là: Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học.

  • Phương pháp vật lý: Phương pháp này được sử dụng nhằm loại bỏ và tách các chất không hoà tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Cách thức xử lý phổ biến thường dùng là: Lắng, lọc, hấp thụ, trao đổi ion, điện phân…
  • Phương pháp hóa học: Đây là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong nước thải công nghiệp. Cách thức xử lý thường sử dụng là: Tạo bông, keo tụ, kết tủa, oxy hóa, trung hòa, hấp thụ…
  • Phương pháp sinh học: Phương pháp này đang dần được doanh nghiệp ưa chuộng bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Cách thức xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là: Sử dụng vi sinh vật sống để xử lý các chất ô nhiễm. Vi sinh vật có thể được sử dụng ở các môi trường khác nhau như hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi (tùy theo đặc điểm của vi sinh vật).
ba phuong phap xu ly nuoc thai

>> Tham khảo: Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp thông dụng

4. Lựa chọn công nghệ áp dụng

Công nghệ được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải khá đa dạng. Mỗi phương pháp, cách thức xử lý đều có thể áp dụng những công nghệ khác nhau. Ví dụ ở phương pháp vật lý, có thể sử dụng công nghệ lắng đứng, lắng ngang, lắng lamen, lắng ly tâm. Ở phương pháp hóa học, có thể lựa chọn lọc bằng vật liệu (cát, carbon), lọc bằng thiết bị cơ khí chính xác, lọc bằng màng lọc… Ở phương pháp sinh học có thể sử dụng công nghệ hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí… để xử lý nước thải.

5. Xây dựng quy trình/hệ thống xử lý nước thải

Một quy trình xử lý nước thải thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thu gom nước thải (từ các nguồn).
  • Bước 2: Tách rác thô.
  • Bước 3: Đưa nước thải vào bể chứa/bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm.
  • Bước 4: Xử lý nước thải cấp 1 (tiền xử lý). Ví dụ như: lắng cặn, điều chỉnh nhiệt độ, trung hòa PH, loại bỏ dầu mỡ…
  • Bước 5: Xử lý vi sinh (áp dụng khi nước thải có chứa các thành phần hữu cơ).
  • Bước 6: Lắng cấp 2 hoặc lọc để loại bỏ bùn hoạt tính dư lẫn trong nước thải.
  • Bước 7: Khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Bước 8: Thiết kế bể chứa bùn sinh ra từ hệ thống.
  • Bước 9: Thiết kế các đường ống hồi lưu bùn.
  • Bước 10: Hệ thống điều khiển điện.
quy trinh xu ly cua he thong xu ly nuoc thai
Hình 2. Quy trình xử lý nước thải phổ biến.

Nguồn tham khảo: NGO

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời