Xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp bằng phương pháp sinh học đang được nhiều đơn vị doanh nghiệp quan tâm, ứng dụng để đảm bảo chỉ tiêu nước thải đầu ra theo đúng quy định ở mức ổn định, hạn chế các rủi ro. Vậy phương pháp này có ưu điểm gì nổi bật, cơ chế vận hành như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất?
Các nội dung chính
1/ Vì sao nên xử lý nước thải nhà máy, xí nghiệp bằng phương pháp sinh học?
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải cho các nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên phương pháp xử lý sinh học được nhiều doanh nghiệp nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp lựa chọn vì đặc tính nước thải các ngành công nghiệp giàu các chất ô nhiễm hữu cơ. Theo đó phương pháp xử lý sinh học dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật được đánh giá cao nhờ:
- Hiệu quả ổn định, hiệu suất xử lý cao
- Chi phí đầu tư thấp
- Dễ sử dụng, dễ vận hành, không đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao
- Không tốn kém chi phí nhân công
- Đồng thời an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.
Cơ chế xử lý nước thải của vi sinh vật như thế nào?
Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite. Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường. Như vậy, với phương pháp xử lý sinh học, hệ thống chỉ cần lựa chọn men vi sinh phù hợp với yêu cầu xử lý, tiến hành nuôi cấy theo liều lượng quy định của nhà sản xuất, theo tư vấn của kỹ thuật viên là được. Tùy vào hệ thống có thể nuôi cấy ngay từ đầu hoặc bổ sung men vi sinh để tăng hiệu suất xử lý.
2/ Các phương pháp xử lý sinh học cho nước thải nhà máy, xí nghiệp
Tùy vào đặc tính nước thải, môi trường nước thải của từng doanh nghiệp mà nhà vận hành sẽ lựa chọn công nghệ xử lý và phương pháp xử lý sinh học khác nhau. Tương ứng với đó để mang lại hiệu quả cao, chủ động xử lý các sự cố nếu có, đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải cần nắm được các đặc trưng của phương pháp đang áp dụng. Các phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh gồm:
- Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Đây là phương pháp xử lý nước thải dựa trên cơ chế hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí, những vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong môi trường cần cung cấp đủ và liên tục Oxy.
Xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí thường gồm 3 giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Với phương pháp sinh học hiếu khí có thể áp dụng phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo. Với phương pháp tự nhiên áp dụng với các công trình như ao hồ sinh học hiếu khí, cánh đồng tưới và bãi lọc. Với phương pháp sinh học nhân tạo thường áp dụng các công trình như bể Aerotank và lọc sinh học hiếu khí.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh học áp dụng cho môi trường kỵ khí, nghĩa là các vi sinh vật chỉ hoạt động và phát triển tốt trong môi trường không có sự can thiệp của Oxy. Xử lý nước bằng phương pháp sinh học kỵ khí thường chia làm sáu quá trình:
- Thủy Phân polymer
- Lên men các amino axit và đường
- Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu
- Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi
- Hình thành khí metan từ axit axetic
- Hình thành khí metan từ CO2 và Hydrogen.
Cũng như xử lý sinh học hiếu khí, phương pháp xử lý kỵ khí cũng được chia thành phương pháp nhân tạo và tự nhiên. Với phương pháp xử lý sinh học kỵ khí nhân tạo sẽ áp dụng với các công trình như bể UASB, lọc sinh học kỵ khí. Với phương pháp sinh học kỵ khí tự nhiên áp dụng trong công trình ao hồ kỵ khí.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí
Phương pháp kết hợp áp dụng cho các ao hồ tùy nghi, ao hồ hiếu- kỵ khí. Đây là loại ao hồ phổ biến trong thực tế, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có điều ở trong nước và phân hủy kỵ khí cặn lắng ở vùng đáy.
3/ Điều kiện xử lý nước thải nhà máy, xí nghiệp bằng phương pháp sinh học
Phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học mang lại hiệu quả ổn định, chi phí đầu tư thấp, an toàn. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, ổn định, hạn chế các sự cố, khi áp dụng, đơn vị vận hành cần nắm được các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Bởi với phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học, sự phát triển của vi sinh chính là yếu tố chính quyết định hiệu quả.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật như:
- Độ pH
- Nhiệt độ
- Chất dinh dưỡng
- Lượng Oxy hòa tan
- Chất độc
- Hàm lượng kim loại
- Độ mặn
Tương ứng với từng môi trường, đặc tính nước thải mà chỉ tiêu của từng yếu tố sẽ khác nhau, nhà vận hành cần nắm rõ để tiến hành nuôi cấy vi sinh hoạt động hiệu suất cao, khả năng xử lý tốt, thời gian xử lý nhanh chóng hơn. Để được tư vấn cụ thể hơn, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514.
>>>Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải gồm những công đoạn nào?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh