Bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng hay gặp ở bể lắng thứ cấp và bể hiếu khí. Lúc này khi quan sát bùn sẽ thấy bùn mịn, lắng chậm, nước sau lắng màu vàng hoặc bùn nổi váng màu vàng trên bề mặt lắng, nổi từng mảng, cục màu đen nâu tại bể lắng và có thể trôi theo dòng nước đầu ra… Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra. Vậy bùn vi sinh khó lắng do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân bùn vi sinh khó lắng
Bùn vi sinh khó lắng, nổi bọt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó đa số bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính bao gồm:
- Sự tăng sinh khối của vi sinh dạng sợi tạo nên cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào khiến cấu trúc bùn keo xốp, khó lắng
- Nước liên kết làm các tế bào vi khuẩn trương phồng (bùn trương nở) làm giảm trọng lượng riêng khiến bùn khó lắng
Đối với bùn vi sinh dạng sợi, nguyên nhân khiến bùn vi sinh dạng sợi tăng sinh là do thành phần tạp chất trong nước thải (glucose, maltose, lactose trong nước thải mía) chất thải chế biến rau củ quả, tinh bột…) thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Ngoài ra bùn vi sinh dạng sợi có khả năng nhận Oxy ngay cả khi nồng độ Oxy thấp (các chủng vi sinh khác thì không). Do đó khi mật độ vi sinh cao, độ ô nhiễm thấp, vi sinh vật thiếu Oxy, lúc này vi sinh dạng sợi sẽ hấp thụ Oxy tốt hơn tăng sinh trưởng từ đó gây ra hiện tượng bùn khó lắng. Về sự trương nở bùn thường do độ pH, DO, nồng độ chất dinh dưỡng thấp, tỷ lệ F/M cao (tuổi bùn thấp).
Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng bùn vi sinh khó lắng như hàm lượng chất hữu cơ quá tải, do nước thải chứa độc tính, lượng bùn cũ còn tồn đọng, thiếu dinh dưỡng cho vi sinh phát triển, độ pH thấp hoặc thông khí quá nhiều.
Cách khắc phục bùn vi sinh khó lắng hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn vi sinh khó lắng mà cách xử lý cũng sẽ khác nhau. Muốn biết chính xác nguyên nhân bùn vi sinh lắng là gì để có cách khắc phục thì đơn vị vận hành cần kiểm tra các chỉ số, theo dõi thường xuyên. Điều này đòi hỏi nhân viên vận hành cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để có thể xử lý sự cố nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nếu bùn khó lắng do thiếu dinh dưỡng làm vi khuẩn dạng sợi phát triển thì cần kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng rồi bổ sung với lượng phù hợp. Nếu DO thấp thì cần sục khí, làm sạch bộ khuếch tán hoặc tăng tốc độ máy sục khí hoặc giảm P/M sao cho phù hợp với DO hiện tại.
Nếu pH bất thường thì các xác định nước thải đầu vào có tính axit hay không để tăng độ pH. Với trường hợp vi sinh dạng sợi phát triển quá mức cho phép thì cần khử trùng nước thải đầu vào với Clo, sục khí khu vực thượng nguồn nếu có thể. Một số trường hợp cần giảm xả bỏ bùn (<10%/ngày) đến khi chỉ còn 1 lượng nhỏ bọt tan nhẹ trên bề mặt sục khí nhằm xử lý tình trạng bùn khó lắng.
Để ngăn chặn tình trạng bùn khó lắng xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải thì nhà vận hành cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố sau:
- Chỉ số F/M thích hợp
- Độ pH
- Nồng độ DO không được quá thấp, cần đo DO hằng ngày để điều chỉnh khi cần
- Chu kỳ thông khí
- Nguồn dinh dưỡng N, P tối thiểu là 1.5mg/l và 0.5mg/l
- Sục khí đầy đủ để cung cấp đủ Oxy vừa đủ cho vi sinh phía trong bông bùn
Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các nhà vận hành, những ai quan tâm đến tình trạng bùn vi sinh khó lắng. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý hiệu quả cho từng trường hợp, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh