Quy trinh xu ly nuoc thai muc in dat chuan hien nay 1

Quy trình xử lý nước thải mực in đạt chuẩn hiện nay

Một thách thức gọi tên ngành công nghiệp sản xuất mực in là quy trình xử lý nước thải rất khó khăn, kém hiệu quả. Vậy thì xử lý nước thải mực in như thế nào mới giảm thiểu sự ô nhiễm và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội?

Có cần thiết phải xử lý chất thải mực in?

Các nguyên liệu phổ biến trong công nghệ sản xuất mực in có vai trò:

  • Dung môi – hỗ trợ mực in truyền trên bề mặt và kích thích dòng chảy
  • Nhựa – tạo liên kết giữa các thành phần mực in với nhau
  • Chất phụ gia: tăng độ hiệu quả cho các thành phần mực in
  • Bột màu: hình thành màu sắc mực in
Quy trinh xu ly nuoc thai muc in dat chuan hien nay 2

Nguyên liệu trong ngành này được cấu tạo từ những hoạt chất có nồng độ ô nhiễm rất cao vậy nên chi phí bỏ ra để xử lý nước thải sẽ rất cao. Cụ thể, nước thải mực in gây ra những loại ô nhiễm sau:

  • Ô nhiễm chất hữu cơ: Nồng độ oxy hoá dễ dàng bị suy giảm bởi ảnh hưởng của chất hữu cơ
  • Ô nhiễm do hàm lượng Nitơ cao 
  • Màu phẩm cao ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp của sinh vật (Rong, tảo, rêu)
  • Độ màu, dung môi hữu cơ, chất rắn là các thành phần gây ô nhiễm nghiêm trọng
  • Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng BOD, COD, amoni, Photpho cao

Với độ ô nhiễm nghiêm trọng của nước thải mực in, các doanh nghiệp cần thiết phải tìm ra cho mình phương pháp xử lý nước thải hợp lý – hiệu quả.

thanh phan cua nuoc thai nganh in

Quy trình xử lý nước thải mực in của hệ thống đạt chuẩn hiện nay

Quy trình xử lý nước thải mực in sẽ trải qua 8 hệ thống sau:

Quy trình xử lý nước thải mực in của hệ thống đạt chuẩn hiện nay

 

1/ Hố thu gom: là nơi lưu trữ nước thải mực sau quy trình sản xuất, vệ sinh thiết bị. Sử dụng hóa chất NaOH/acid để kích thích độ pH trong nước thải. Sử dụng song chắn rác ngăn chặn các chất thải có kích thước lớn để tránh gây tắc nghẽn cho giai đoạn sau.

2/ Bể keo tụ: sau khi qua hố thu gom bể keo tụ sẽ tồn tại các chất rắn có kích thước rất nhỏ. Bổ sung hóa chất PAC để hình thành tiếp xúc và tạo liên kết các hạt rắn thành bông cặn có kích thước lớn.

3/ Bể tạo bông: tại bể này các bông cặn nhỏ được liên kết thành những bông cặn lớn hơn để cho quá trình lắng hiệu quả. Quá trình này diễn ra dễ dàng nhờ bơm hóa chất polyme vào nước theo nồng độ nhất định.  

4/ Bể lắng 1 (chứa bùn hóa lý): chất thải qua đây sẽ diễn ra quy trình tách bùn khỏi nước, bùn được thu gom và xử riêng biệt.

5/ Bể điều hòa: trong mỗi thời gian khác nhau, nước thải sẽ thay đổi lưu lượng liên tục. Bể điều hoà sinh ra để có chức năng điều chỉnh lưu lượng và nồng độ chất thải giúp ổn định dòng chảy cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.

6/ Bể xử lý hiếu khí: Trong điều kiện cung cấp oxy liên tục, các vi sinh vật hiếu khí dễ dàng sinh trưởng. Chúng tiến hành phân huỷ chất hữu cơ hoà tan hay dạng keo. Tại đây các vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bùn lắng dưới đáy hay còn gọi là bùn hoạt tính.

7/ Bể lắng 2 (bể lắng bùn): lắng lại bùn hoạt tính và nước khi dẫn nước thải vào ống trung tâm. Sau đấy, nước thải được đưa trở lại về bể thu gom để xử lý phần bùn còn lại.

8/ Bể khử trùng: Sử dụng hóa chất khử trùng để xử lý và tiêu diệt các chất thải rắn, vi khuẩn có hại,… còn sót lại trong nước.

_________________________

Để xử lý nước thải mực in đòi hỏi phải sử dụng một quy trình khoa học, mong rằng với những chia sẻ quý báu trên, những khách hàng người bạn của Biogency có thể xử lý dễ dàng loại chất thải này. Để được tư vấn và tìm cho mình những phương pháp xử lý nước thải môi trường liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0901 538 514 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký