Hau qua cua o nhiem nguon nuoc dau la cach khac phuc 1

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước, đâu là cách khắc phục?

Sau khi rác thải được xử lý sạch sẽ, nhưng cứ sau một thời gian các con kênh, bãi biển ở Việt Nam cứ bị tình trạng “bức tử”.  Mặc kệ sự thật đó, hằng ngày mỗi chúng ta vẫn thải ra môi trường 1,2kg rác thải. Rồi hậu quả ô nhiễm nguồn nước sẽ ra sao? chúng ta phải khắc phục như thế nào đây?

Tham khảo: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước 

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước 

Đối với con người

Cơ thể con người chiếm 70% là nước, để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể, nước đóng một vị trí rất vô cùng quan trọng.. Với việc khai thác các nguồn tài nguyên thường xuyên như hiện nay, con người đang gián tiếp gây sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm sẽ gây những hậu quả ô nhiễm nguồn nước nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới. Đặc biệt khi tiếp xúc với những nguồn nước chưa qua xử lý, các chất như Asen, Flo, phèn sẽ gây các bệnh về thần kinh, tim mạch, đường tiêu hoá, sắc tố da, thâm chí là dẫn đến ung thư. 

Đối với các loại kim loại nặng khi bị phơi nhiễm vào các ao hồ, sông suối gần đó, sẽ gây hại tới các vi sinh vật biển, động vật có vỏ,… Khi các sinh vật này được khai thác và được sử dụng trong chế biến, chắc chắn sẽ gây hại rất lớn đến sức khoẻ con người.

Theo những nghiên cứu hiện nay, trẻ em khi tiếp xúc lâu dài với nguồn nước bị nhiễm Flo sẽ có chỉ số IQ thấp hơn với những trẻ em các vùng khác.

Dưới đây là những số liệu thống kê xác thực về tình trạng hậu quả ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam:

  • Hiện nay mỗi năm trung bình khoảng 9000 người tử vong do sử dụng nguồn nước kém vệ sinh ( Thống kê đến từ Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
  • Với số lượng khoảng 20.000 người đang mắc ung thư mới phát hiện thông cáo là phần lý do là đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm (Thống kê đến từ Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
  • Theo WHO, có đến 44% trẻ em nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi đang trong tình trạng suy dưỡng do vệ sinh kém và thiếu nước sạch tại Việt Nam.
  • Hiện đang có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (báo cáo của bộ tài nguyên và môi trường)
  • Mỗi ngày đang có 19.000 tấn rác thải nhựa đang thải ra mỗi ngày, trong số đó mỗi ca nhân chúng ta đang thải ra 1,2kg/rác trên ngày (Theo Thạc Sĩ – Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung Tâm tư vấn và Phát Triển và Môi Trường – Đà Nẵng)
  • Bất chấp những báo động đấy, hiện nay vẫn có đến 40% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch. 

Đây là những số là những số liệu cực kỳ đáng báo động, nếu không có những biện pháp xử lý hậu quả ô nhiễm nguồn nước nhanh chóng chắc chắn sẽ gây đến những tác hại khôn lường trong thời gian dài.

Tác động đến môi trường tự nhiên

Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người là điều không thể tránh khỏi, nếu nguồn nước bị ô nhiễm còn quyết định đến sự sống trên trái đất trong đó có thực vật, động vật,… ngay cả đến địa lý môi trường.

Hiếm khi nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trên trái đất nhưng gián tiếp ảnh hưởng thì là điều chắc chắn. Thực thì bị đột biến, khô héo, động vật thì nhiễm độc lâu dài,… Điều đặc biệt sẽ gây nguy hại nhất là tới môi trường sống của các loài vi sinh vật dưới sông, biển.

Đối với kinh tế – xã hội

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế – xã hội:

  • Tốn kém trong việc bỏ số vốn đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước thải và ngăn ngừa ô nhiễm. 
  • Không hề đơn giản để tìm kiếm các biện pháp để ngăn xử lý nguồn nước, vì cần rất cần có các công nghệ hiện đại, Ví dụ như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,… chi phí bỏ ra để xây xây dựng các công nghệ lại rất cao.

Cách khắc phục hậu quả ô nhiễm nguồn nước

Sau đây là 5 cách phòng chống hậu quả ô nhiễm nguồn nước cơ bản và mang lại hậu quả rất cao

Cách khắc phục hậu quả ô nhiễm nguồn nước

Quy trình xử lý nước, rác thải đúng cách

  • Các nhà máy công nghiệp, sản xuất phải thường xuyên cập nhật các quy trình xử lý nước thải tiên tiến, đúng với quy tắc chuẩn hiện hành. Hệ thống xử lý nước thải phải được bảo trì thường xuyên, phát hiện lỗi kịp thời để tiến hành xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.( Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp)
  • Bể phốt, bể tự hoại tại các gia đình cần đảm bảo xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường
  • Ta không nên xả rác, đưa chất thải xuống ao, hồ, sông suối, biển,… Đặc những nơi gần nguồn nước chăn nuôi thuỷ hải sản, điều này không những sẽ ảnh hưởng đến môi trường mà còn đến nền kinh tế xã hội.

Chuyển hướng đến ngành nông nghiệp xanh

  • Các bà con nông dân hãy bắt đầu thực hành quy trình nông nghiệp xanh bằng cách xây dựng quy trình và lập kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng cây trồng, hạn chế tối đa các chất dinh dưỡng dư thừa. Điều này sẽ giúp giảm đi khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiệu quả
  • Bên cạnh đó, hạn chế hoặc loại bỏ sự xuất hiện của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ là điều rất cần thiết. Hiện nay rất nhiều khu nông nghiệp áp dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp theo chuẩn IBM rất hiệu quả, giúp người dân kiểm soát được dịch hại, sâu bệnh, hạn chế hoàn toàn sự phụ thuộc vào các chất hóa học bảo vệ thực vật.

Tiết kiệm nước tối đa

  • Ngày nay, nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt dần, thậm chí có những khu vực không có nước sạch để mà sinh hoạt. Hãy trân trọng nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng, vì nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
  • Có thể tiết kiệm nước từ những việc làm rất đỗi đơn giản như sau: tắt vòi nước khi đánh răng, đun nước vừa đủ để sử dụng khi nấu ăn, kiểm tra – bảo dưỡng đường ống nước thường xuyên,…
  • Bên cạnh đó, hãy tận dụng triệt để các nguồn nước đến từ tự nhiên như nước mưa, nước thải qua xử lý, sông suối,…. vào việc tưới cây, cọ rửa,… Tránh lãng phí các nguồn nước sạch đang sử dụng.

Ban hành Luật quy định và chính sách chống ô nhiễm nước

Tại Việt Nam các bộ luật liên quan đến ô nhiễm nguồn nước đã được thiết lập quy định và luật pháp rõ ràng, hạn chế tối đa sự gây ô nhiễm đến từ các khu công nghiệp và nhà máy quản lý rác thải. Hiện nay bộ luật vẫn đang được thực thi và cập nhật thường xuyên để bảo vệ tối đa nguồn nước sạch của chúng ta.

Nâng cao dân trí

  • Nâng cao ý thức và trách nghiệm đến mỗi cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước sạch nói chung.
  • Rèn luyện tính tự giác, trách nghiệm đối với bản thân với việc bảo vệ môi trường nước, chúng ta sẽ tạo ra một cộng đồng khỏe khoắn và lành mạnh 
  • Tích cực tham gia và lan truyền các thông điệp qua các chiến dịch, chương trình vận động, giúp tất cả mọi người hiểu rõ được hậu quả ô nhiễm nguồn nước.

___________________________

Hãy bảo vệ nguồn nước sạch của chúng ta, đừng ích kỷ tận hưởng tài nguyên đấy một mình – Hãy ban tặng món quà quý giá này đến với những thế hệ tương lai, trong đó có con cháu của chúng ta.

Để được tư vấn tận tình về những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký