Ngành sản xuất thuộc gia phát sinh rất nhiều chất phụ da, chất thải rắn, phát thải ra không khí và hàm lượng chất thải chứa nhiều chất ô nhiễm khó kiểm soát. Vấn đề xả thải nước thuộc da vượt ngưỡng trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ làm tăng nguy cơ gây hại trực tiếp đến hệ sinh thái xung quanh. Hầu hết nước thải thuộc gia sẽ chứa các hợp chất Crom(III), sunfua, BOD và COD rất cao, nên việc đầu tư chi phí lắp đặt kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải sẽ không hề nhỏ.
Bài viết này, Biogency sẽ giúp bạn tìm hiểu về những tác hại của nước thải thuộc da đối với môi trường, bên cạnh đó là tìm hiểu chi tiết về hệ thống công nghệ xử lý nước thải thuộc da hiệu quả.
Các nội dung chính
Nguồn gốc phát sinh nước thải thuộc da
+ Bảo quản: Dùng khoảng 100 – 300 tấn muối NaCl cho một tấn nhiên liệu, nước rửa da ở quy trình này chứa nhiều chất bẩn như máu, phân động vật để chế biến.
+ Hồi tươi: quy trình này chứa thành phần chủ yếu là Na2CO3, NaOCl với nồng độ pH từ 7,5 đến 8, ngoài ra rất nhiều protein, chất bẩn rất nhanh bị phân huỷ thối rữa.
+ Ngâm vôi và khử lông: Nhiều muối NaCl, lông vụn, vôi, S2- , chất rắn lơ lửng, BOD, COD,… Nồng độ pH dao động từ 10-12,5
+ Khử vôi và làm mềm da: Hàm lượng hữu cơ cao kết hợp với tính kiềm tồn tại ở dạng amoni và amoniac.
+ Làm xốp: Phát sinh nước thải mang tính axit.
+ Làm thuộc da: chứa hàm lượng Cr3+ nồng độ axit cao, thuốc nhuộm, dầu mỡ động vật,…. nước thải sau quy trình này thường có màu xanh.
Tác động của nước thải thuộc da đến môi trường
Nước thải thuộc da nếu không được xử lý kỹ càng sẽ ảnh hưởng xấu tới nguồn tiếp nhận, cụ thể như sau:
+ Chứa hàm lượng hữu cơ cao làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, gián tiếp gây ảnh hưởng tới đời sống của vi sinh vật và các loài thuỷ sinh.
+ Nước thải thuộc da chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng vô cơ và hữu cơ rất cao có trong các thành phần như vôi, lông, thịt,… làm cho nguồn tiếp nhận bị vẩn đục, sa lắng gây ảnh hưởng tới các loài phù du, cá, tôm tồn tại dưới sông hồ.
+ Lượng muối vô cơ lớn làm gia tăng độ mặn, áp suất thẩm thấu và độ cứng của nước.
+ Màu tối của nước thải khiến nguồn nước tiếp nhận bị thiếu sáng làm giảm quá trình quang hợp cho các loài rong tảo.
+ Nước thải dư Cr3+ thường ít độc hơn Cr6+ nhưng Cr3+ lại dễ gây dị ứng ngoài da, làm xơ cứng động mạch. Sự xuất hiện của crom trong nước thải sẽ làm giảm quá trình phân huỷ chất hữu cơ của các vi sinh vật.
+ Nước thải chứa Sunfua gây mùi khó chịu, làm ngộ độc thuỷ sản
+ Trường hợp nước thải thuộc da ngấm vào đất thì sẽ gây ra tình trạng đất cằn cỗi, ít màu mỡ, nguy hiểm hơn nữa là sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước ngầm.
Công nghệ xử lý nước thải thuộc da
Sơ đồ công nghệ:
Nước thải thuộc da được chia thành 2 dòng thải là nước thải chứa crom và nước thải sau công đoàn sản xuất, mỗi loại nước thải có công đoạn xử lý như sau:
Xử lý nước thải chứa Crom
- Sau khi đi qua song chắn rác để loại bỏ chất rắn kích thước lớn, nước thải chứa crom được thu gom lại đi qua bể trộn. Tại đây thêm dung dịch NaOH để tạo ra kết tủa của Crom là Cr(OH)3 . Ngoài ra nhờ vào NaOH giúp cân bằng lại tính kiềm cho loại nước thải này.
- Tại bể lắng, kết tủa của crom lắng xuống đáy bể và được loại bỏ hoàn toàn. Nguồn nước nước sau đó được dẫn đến hệ thống tập trung để xử lý nước thải thuộc da.
Xử lý nước thải thuộc da sau công đoạn sản xuất
1/ Hố thu gom
Tiếp nhận nước thải sản xuất thuộc da và nước thải sau công đoạn xử lý crom vào hố thu gom. Trước khi vào quy trình này, nên có sự xuất hiện của song chắn rác để tránh hư hỏng hệ thống và tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.
2/ Bể điều hoà
Nước thải tiếp tục vào bể điều hoà, tại đây tiến hành sục khí liên tục giúp điều chỉnh nồng độ và lưu lượng của nguồn nước.
3/ Bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi thực hiện tách dầu mỡ và chất cặn lơ lửng sau quá trình sục khí. Bọt khí hình thành và chất cặn bám dính được vớt ra ngoài nhờ vào thiết bị vớt bọt định kỳ.
4/ Bể keo tụ – tạo bông:
Hóa chất keo tụ và polymer được thêm vào bể giúp liên kết các chất cặn – hạt keo lại để tạo nên các bông cặn có kích thước lớn hơn.
5/ Bể lắng 1:
Lắng các bông cặn lớn hình thành giai đoạn trước đó xuống đáy bể, lượng bùn cặn lắng sẽ được đi trực tiếp vào bể chứa bùn để tiếp tục quá trình xử lý.
6/ Bể Anoxic:
Sử dụng vi sinh vật thiếu khí để phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp như N và P có trong nước thải sản xuất. Bể nhận hồi lưu bùn dư từ các giai đoạn xử lý phía sau và dùng máy khuấy chìm để tăng hiệu quả xử lý.
7/ Bể Aerotank:
Vi sinh vật hiếu khí hình thành và phát triển nhờ vào quá trình thổi khí và cung cấp đầy đủ oxy. Với chức năng hấp thụ – phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước thải để tăng sinh khối và tái tạo tế bào mới. Một phần bùn dư tại bể Aerotank sẽ tuần hoàn một phần trở lại bể Anoxic để xử lý lần nữa.
8/ Bể lắng 2:
Lắng các cặn bùn tồn dư sau quá trình xử lý sinh học, phần bùn này được dẫn trực tiếp vào bể chứa bùn để xử lý. Còn phần nước sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank và bể Anoxic để đảm cho sự phát triển của các vi sinh vật.
9/ Bể khử trùng:
Sử dụng các hoá chất khử trùng như chlorine, javen,… trực tiếp vào nguồn nước để xử lý vi khuẩn, sinh vật và các mầm bệnh còn sót lại.
(Bể chứa bùn thải đưa trực tiếp bùn vào máy ép để làm khô, sau đó tiến hành chôn lấp)
=> Nước thải thuộc da sau xử lý sẽ đạt chuẩn theo chuẩn 40:2011/BTNMT, cột A
STT | Chất thải | Đơn vị | Giá trị | QCVN 40:2011, Cột A |
1 | Nhiệt độ | oC | 40 | |
2 | pH | – | 3 – 12 | 6 – 9 |
3 | COD | mg/l | 2500 – 3000 | 75 |
4 | BOD5 | mg/l | 2000 – 3000 | 30 |
5 | SS | mg/l | 1250 – 6000 | 50 |
6 | Cr3+ | mg/l | 70 – 100 | 0.2 |
7 | S2- | mg/l | 120 – 170 | 0.2 |
8 | Ntổng | mg/l | 50 – 80 | 20 |
9 | Ptổng | mg/l | 14 – 25 | 4 |
10 | Độ màu | Pt_Co | 100 – 250 | 50 |
____________
Giai đoạn xử lý sinh học giúp phân huỷ các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, vậy để quá trình phân huỷ diễn ra hiệu quả hơn bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của men vi sinh. Cụ thể như Microbe-Lift IND – men vi sinh xử lý hiệu quả nước thải chứa BOD, COD, TSS hay Microbe-Lift N1 giúp tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải.
Để được tư vấn và giải đáp chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- HÙNG, Nguyễn Việt. Nghiên cứu xử lý nước thải ngành thuộc da. 2010. PhD Thesis. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- HOÀNG, Nguyễn Xuân, et al. Giải pháp loại bỏ crom trong xử lý nước thải thuộc da cá sấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2017, 181-189.
- SONG, Z.; WILLIAMS, C. J.; EDYVEAN, R. G. J. Treatment of tannery wastewater by chemical coagulation. Desalination, 2004, 164.3: 249-259.
- DURAI, G., et al. Biological treatment of tannery wastewater-a review. Journal of Environmental science and Technology, 2011, 4.1: 1-17.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh