Công nghệ AAO

Công nghệ AAO là gì? Quy trình hoạt động của công nghệ AAO

Công nghệ xử lý nước thải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử lý các nguồn nước thải gây ô nhiễm hiện nay. Với mỗi yếu tố môi trường và điều kiện ngoại cảnh khác nhau thì cần phải sử dụng những công nghệ và giải pháp xử lý nước thải khác nhau. Hôm nay, Biogency sẽ cùng các bạn tìm hiểu về công nghệ AAO, một trong những công nghệ xử lý nước thải vô cùng phổ biến ngày nay. 

​Công nghệ AAO là gì? 

Công nghệ AAO (hay còn gọi là A2O) là quy trình xử lý nước thải bao gồm 3 giai đoạn: Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý nước thải AAO là phương pháp sinh học hoạt động nhờ vào sự sinh trưởng và phát triển của các hệ vi sinh vật như là: thiếu khí, kị khí và hiếu khí.

Ngoài ra, còn dựa vào quá trình hoạt động mạnh mẽ khi hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ (chất ô nhiễm trong nước thải) giúp nguồn nước thải được xử lý hiệu quả, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy trình hoạt động của công nghệ AAO

Công nghệ AAO

Xử lý nước thải qua công nghệ AAO sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản sau đây: 

Giai đoạn sinh học kỵ khí (Anaerobic)

Các vi sinh vật kỵ khí hoạt động mạnh mẽ và tham gia vào quá trình phân huỷ chất hữu cơ hoà tan tại bể sinh học kỵ khí. Để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển, chúng sẽ hấp thụ và phân huỷ các chất hữu cơ và khoáng chất trong nước thải sau đó chuyển hoá chúng thành thức ăn và sinh ra các chất mới ở dạng khí. 

Kết hợp với máy sục khí sẽ kích thích sinh trưởng cho toàn bộ hệ vi sinh vật, các bọt khí sinh ra, khiến hạt bùn bám vào bọt khí và thoát ra ngoài với thiết bị vớt bọt.

Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của vi sinh vật với công nghệ AAO sẽ có phương trình hoá học như sau:

Hữu cơ + Vi Khuẩn kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + hợp chất khác + năng lượng

Hữu cơ + Vi Khuẩn kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Quá trình kỵ khí trải qua 4 giai đoạn sau đây: 

  • Thủy phân 
  • Acid hóa 
  • Acetane hóa
  • Methane hóa

Giai đoạn sinh học thiếu khí (Anoxic)

Nước thải hiện nay hầu hết chứa hàm lượng photpho và nito rất cao, 2 yếu tố này rất cần thiết để xử lý triệt để. Bể sinh học Anoxic sẽ là nơi diễn ra quá trình khử N và P hiệu quả nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong điều kiện không có oxy. Quá trình Nitrat hóa và phosphoryl cùng xảy ra song song giúp khử hoàn toàn các chất độc hại chứa trong nước thải.

  • Quá trình nitrat hóa 

Nhờ vào hỗ trợ của hai chủng loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Trong điều kiện thiếu khí,quá trình nitrat hóa diễn ra trong 2 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đồng hóa: khử NO3 -> Nh4+ 
  • Giai đoạn dị hóa: khử NO3 -> NO2 -> N2O -> N2 

Khí nitơ được xử lý nhờ sự bay hơi và thoát ra khỏi nguồn nước thải. 

  • Quá trình photphorin hóa

Với sự tham gia của vi khuẩn Acinetobacter, loại bỏ hoàn toàn hàm lượng photpho trong quá trình tổng hợp các hợp chất mới hay các hợp chất mới có chứa photpho nhưng lại dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn Acinetobacter. Thường thì bể Anoxic sẽ được bố trí thêm máy khuấy chìm để làm xáo trộn nguồn nước, từ đó tạo ra môi trường thiếu oxy tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển. Từ đó mà quá trình nitrat hóa và photphorin hoá diễn ra thuận lợi hơn.

Quá trình sinh học hiếu khí (Oxic

Nhờ vào hoạt động của vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện oxy, nồng độ pH,… thích hợp sẽ giúp quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tại bể hiếu khí trở nên dễ dàng. Đồng thời, Vi sinh vật còn sử dụng nitơ và photpho có trong nước thải để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng. 

Bên cạnh đó, các sinh vật tự dưỡng còn tham gia vào quá trình sunfat hóa và nitrat hóa khi phân hủy khí H2S và NH4+ .

Phân hủy các chất hữu cơ trải qua 3 quá trình xử lý sinh học hiếu khí sau: 

– Quá trình  1: Thủy phân và oxy hoá các chất hữu cơ: 

Hữu cơ + O2 -> CO2 + H2O + năng lượng 

– Quá trình 2: Tổng hợp tế bào VSV mới: 

Hữu cơ + O2 + NH3 -> Tế bào vi sinh + CO2 + H2O + năng lượng 

– Quá trình 3: Phân hủy nội sinh: 

C5H7O2N + O2 -> CO2 + H2O + NH3 + năng lượng

Hiệu quả của công nghệ AAO trong xử lý nước thải 

Công nghệ AAO

  • Xử lý hiệu quả hàm lượng BOD có trong nước thải
  • Quy trình vận hành đơn giản và dễ dàng 
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư cho công nghệ xử lý 
  • Chi phí để vận hành không đáng kể
  • Xử lý dễ dàng các loại nước thải khác nhau
  • Dễ dàng lắp đặt  thêm các thiết bị mới mà không cần tháo dỡ mấu nối hay thiết bị nào khác trong hệ thống. 
  • Các chất thải gây ô nhiễm được xử lý hiệu quả theo tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên và môi trường.

_______________

Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline:0909 538 514 để nhận được sự được tư vấn và hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên vô cùng chuyên nghiệp đến từ Biogency.

Tài liệu tham khảo:

  • Xử lý nước thải với công nghệ AAO – Bộ tài nguyên môi trường
  • LƯƠNG, Nguyễn Thị, et al. XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ VÀ NITƠ TRONG NƯỚC THẢI SAU BIOGAS BẰNG CÔNG NGHỆ AAO. TNU Journal of Science and Technology, 2021, 226.09: 73-78.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký