Bạn đang phân vân trong việc lựa chọn giữa 2 công nghệ xử lý MBR và MBBR? Không biết hiệu quả xử lý của chúng khác nhau như thế nào? Và mỗi công nghệ có những ưu điểm nào nổi bật nào? Tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!
Các nội dung chính
Những đặc điểm nổi bật về công nghệ MBR và MBBR
Công nghệ MBR
+ Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học ( bùn hoạt tính) và lý học (tách sinh khối vi sinh bằng màng MF/UF)
+ Ứng dụng màng MBR để nâng cấp cải tiến quá trình xử lý, sử dụng bùn hoạt tính tương tự như bể Aerotank. Màng MBR với nhiều lỗ lọc hỗ trợ phân tách hỗn hợp bùn, khác với chế độ bùn hoạt tính truyền thống thì đây chính là khác biệt riêng của công nghệ MBR.
+ Trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì công nghệ MBR giúp khắc phục các vấn đề về diện tích lắp đặt, tách chất rắn lơ lửng, xử lý bùn rất hiệu quả.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của công nghệ MBR
Công nghệ MBBR
+ Công nghệ xử lý MBBR chính là sự kết hợp của quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và lớp màng biofilm trên các giá thể sinh học di chuyển tự do trong bể.
+ Giá thể sinh học có tỷ trọng nhẹ hơn hơn nước, luôn đảm bảo trạng thái lơ lửng và chuyển động liên tục do ảnh hưởng của thiết bị thổi khí và cánh khuấy
+ Công nghệ phù hợp với xử lý nước thải chứa nhiều Nitơ và Photpho như: nước thải sinh hoạt, bệnh viện, khách sạn, khu du lịch,…
Tham khảo: Phân tích sơ đồ công nghệ MBBR
Cấu tạo và thiết kế công nghệ MBR và MBBR
Công nghệ MBR
- Ứng dụng màng lọc có kích thước từ 0,001 – 0,2 micromet.
- Không cần xây dựng thêm bể lắng thứ cấp và bể khử trùng để hỗ trợ xử lý
- Tiết kiệm diện tích, mặt bằng và chi phí xây dựng.
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra
- Màng lọc có độ bền, độ đàn hồi cao
Công nghệ MBBR
- Các giá thể sinh học có khả năng bám dính vi sinh vật rất cao
- Màng sinh học có độ dày lớp biofilm ngoài khoảng 10 – 20mm phụ thuộc vào tải trọng nước thải xử lý.
- Không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn bùn khi vận hành hệ thống
- Tiết kiệm không gian xử lý
- Dễ dàng kết hợp xử lý với nhiều hệ thống xử lý khác nhau có bể hiếu khí, bể kỵ khí, bể thiếu khí.
Nguyên lý hoạt động
Điểm chung về nguyên lý xử lý photpho
Công nghệ MBR và công nghệ MBBR đều thực hiện quá trình khử photpho bằng phương pháp sinh học, theo cơ chế hoạt động như sau:
- Vi khuẩn polyphospho hay còn gọi là PAOs cùng nhiều vi khuẩn khác giúp dự trữ tối đa lượng photpho dư trong tế bào.
- PAOS sẽ chuyển hoá thành sản phẩm lên men, acid bị bay hơi trong môi trường kỵ khí. Sau đó photpho được giải phóng từ các tế bào dự trữ trong polyphospho trước đó.
- Ở môi trường hiếu khí, PAOs tích lũy trong tế bào vi khuẩn, chúng phát triển và tạo ra năng lượng từ quá trình oxy hoá.
- Giai đoạn cuối, lượng lớn phospho sẽ được giải phóng ra ngoài bằng bằng việc thải bỏ bùn dư.
Hiệu quả xử lý photpho
- Bể MBR: Hệ thống xử lý photpho có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào nồng độ photpho đầu vào, hiệu quả sẽ giảm dần trong 2 năm đầu tiên. Với nước thải có lượng photpho cao thì cần phải vệ sinh màng và thay màng xử lý thường xuyên.
- Bể MBBR: Nước thải đầu vào chứa lượng photpho cao thì người vận hành cần phải xử lý bùn thải liên tục, hiệu quả xử lý sẽ giảm dần trong 2 năm đầu tiên.
Thải bùn WAS
+ Bể MBR có cơ chế vận hành đơn giản và ít xảy ra sự cố bùn WAS hơn bể MBBR
+ Với cơ chế vận gần giống với bể hiếu khí truyền thống Aerotank. Nhưng lợi thế hơn bể Aerotank là lượng bùn thải ít hơn.
_____________________
Những đánh giá về 2 công nghệ MBR và MBBR phía trên, mong rằng sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp xử lý nước thải với công nghệ sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh