hóa chất khử màu

Các loại hóa chất khử màu nước thải phổ biến

Để khử màu nước thải, phương pháp hóa học được áp dụng khá phổ biến. Áp dụng phương pháp hóa học khử màu nước thải không thể thiếu các loại hóa chất khử màu. Dưới đây là một số loại hóa chất khử màu nước thải phổ biến hiện nay.

Vì sao phải khử màu nước thải?

Theo các quy định về xử lý nước thải và bảo vệ môi trường hiện nay, bên cạnh việc xử lý các thông số ô nhiễm như BOD, COD, Nitơ, Amonia, Photpho, Coliform… đối với những loại nước thải có phát sinh màu trong quá trình sản xuất cần phải được khử màu trước khi thải ra môi trường  vì:

  • Nếu không khử màu trong nước thải thì khi xả thải ra môi trường sẽ làm nguồn nước tiếp nhận bị biến đổi màu sắc, từ đó dẫn đến biến đổi tính chất của nước và làm mất cân bằng sinh thái nguồn nước.
  • Độ màu trong nước thải sẽ làm cản trở quá trình quang hợp của các loài thủy sinh sống trong nước.

Một trong những loại nước thải phát sinh độ màu rất cao cần phải kiểm soát nghiêm ngặt việc khử màu là nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Trong QCVN 13-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm, quy định rất rõ về giới hạn độ màu trong nước thải đầu ra của các nhà máy dệt nhuộm đối với cả cơ sở mới và cơ sở đang hoạt động. Cụ thể như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ 0C 40 40
2 pH 6-9 5,5-9
3 Độ màu (pH = 7) Cơ sở mới Pt-Co 50 150
Cơ sở đang hoạt động Pt-Co 75 200
4 BOD5 ở 200C mg/l 30 50
5 COD Cơ sở mới mg/l 75 150
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 200
6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
7 Xyanua mg/l 0,07 0,1
8 Clo dư mg/l 1 2
9 Crôm VI (Cr6+) mg/l 0,05 0,10
10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10

Ghi chú: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

Tham khảo: Xử lý nước thải có độ màu cao

Cơ chế khử màu nước thải

Để khử màu nước thải, phương pháp hóa học được áp dụng khá phổ biến.

Phương pháp khử màu nước thải bằng hóa học dựa trên cơ chế bẻ gãy các liên kết tạo màu, các mạch vòng Benzen… để loại bỏ màu trong nước thải. Một số phương pháp khử màu nước thải bằng hóa học điển hình như:

  • Phương pháp keo tụ – tạo bông: Phương pháp này chủ yếu sử dụng hóa chất để loại bỏ các tác nhân gây màu, chất rắn lơ lửng và chất keo không lắng xuống.
  • Phương pháp Fenton: Phương pháp này sử dụng hóa chất để oxy hóa các hợp chất gây màu.
  • Phương pháp lọc màng: Phương pháp này sử dụng màng lọc để tách các phân tử thuốc nhuộm ra khỏi nước thải một cách liên tục.
  • Phương pháp hấp phụ: Phương pháp này sử dụng các hợp chất để hấp phụ màu trong nước thải, ví dụ như: than hoạt tính, zeolit, tro than, chitin, chitosan,…

Tham khảo: Cách xử lý độ màu của nước thải

Một số loại hóa chất khử màu nước thải phổ biến

Để áp dụng phương pháp hóa học khử màu nước thải không thể thiếu các loại hóa chất khử màu. Dưới đây là một số loại hóa chất khử màu nước thải phổ biến hiện nay:

Hóa chất khử màu nước thải: PAC (Polyaluminium Chloride)

hóa chất khử màu
Hóa chất khử màu nước thải PAC.

PAC có công thức hóa học là Al2(OH)nCl6-n)m, là hóa chất dạng bột, có màu vàng chanh hoặc trắng ngà, tan hoàn toàn trong  nước và có thể được lưu trữ lâu dài ở điều kiện thường. PAC là loại hóa chất được dùng khá phổ biến trong phương pháp keo tụ – tạo bông. Thông qua quá trình keo tụ – tạo bông này, có thể loại bỏ các tác nhân gây màu, chất rắn lơ lửng và chất keo không lắng xuống.

Hóa chất khử màu nước thải: Hydro Peroxit

hóa chất khử màu
Hóa chất khử màu nước thải PAC.

Hydro Peroxit có công thức hóa học là H2O2, còn có một tên gọi quen thuộc hơn là Oxy già, là một chất lỏng, trong suốt, có tính oxy hóa cao, do đó nó được ứng dụng trong phương pháp Fenton để khử màu nước thải, với sự hỗ trợ của các ion sắt (Fe2+) làm chất xúc tác.

Than hoạt tính

hóa chất khử màu
Than hoạt tính khử màu nước thải

Than hoạt tính có 2 loại là dạng bột và dạng hạt, được ứng dụng trong khử màu nước thải bằng phương pháp hấp phụ. Nó cũng được sử dụng khá rộng rãi bởi hiệu quả khử màu khá cao và loại bỏ được đồng thời các tạp chất hữu cơ ra khỏi nước thải. 

Phương pháp khử màu nước thải không dùng hóa chất

Bên cạnh sử dụng các hóa chất để khử màu nước thải bằng phương pháp hóa học, phương pháp sinh học cũng có thể được áp dụng để khử màu hóa chất. Phương pháp khử màu nước thải bằng sinh học dựa trên sự hấp phụ bằng sinh khối của vi sinh vật hoặc phân hủy sinh học các chất gây màu.

Một số chủng vi sinh vật có khả năng khử màu nước thải là: Kurthia sp, Eubacterium hadrum, Clostridium clostridiforme, Butyrivibrio sp, Clostridium paraputificium, Clostridium nexule, Pseudomonas sp., Aeromonas hydrophila và Streptoccocus faeclis…

Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi sinh Clostridium và Pseudomonas, được xem là một trong những sản phẩm giúp xử lý nước thải có độ màu cao hiệu quả, đặc biệt là nước thải dệt nhuộm. Sản phẩm do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ sản xuất và được nhập khẩu – phân phối bởi thương hiệu Biogency.

Men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND.
Men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND.

Khử màu nước thải bằng phương pháp sinh học được xem là giải pháp tối ưu về chi phí hơn cho doanh nghiệp vì vi sinh vật có khả năng sinh sản, dẫn đến liều lượng duy trì trong hệ thống là khá thấp, trong khi đó khi áp dụng phương pháp hóa học để khử màu đòi hỏi phải sử dụng liên tục với liều lượng cao và phải đối mặt với nguy cơ hóa chất ăn mòn thiết bị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành.

Liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn về phương pháp khử màu nước thải không dùng hóa chất ngay hôm nay!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký