Bọt nổi trong hệ thống xử lý nước thải là vấn đề gây đau đầu cho nhiều kỹ sư vận hành vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống. Vấn đề bọt nổi này do nguyên nhân từ đâu? Và làm thế nào để xử lý? Hóa chất phá bọt có thực sự hiệu quả? Mời bạn đọc cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Vì sao hệ thống xử lý nước thải có bọt? Nó gây ra ảnh hưởng gì?
Trong hệ thống xử lý nước thải, vấn đề bọt nổi thường gặp ở các bể sinh học như bể kỵ khí-hiếu khí-thiếu khí, và ở cả bể sục khí hay bể lắng thứ cấp. Bọt này thường dính, nhớt và có màu nâu. Nguyên nhân của vấn đề này có thể đến từ các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải bị phân hủy chậm như chất tẩy rửa; polymer ngoại bào bị dư thừa do các vi sinh vật trong bùn hoạt tính tiết ra khi nước thải bị thiếu dinh dưỡng; hay trong hệ thống xử lý nước thải xuất hiện các vi khuẩn dạng sợi…
Khi bọt xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải, nó báo hiệu rằng hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động không hiệu quả vì bọt tích tụ lại và nổi trên bề mặt của bể xử lý chiếm một phần thể tích của bể phản ứng, có thể chiếm một phần lớn lượng chất rắn và khiến thời gian lưu bùn bị giảm, hậu quả là làm giảm hiệu quả xử lý nước thải của toàn hệ thống.
Xử lý bọt trong hệ thống xử lý nước thải bằng chất phá bọt
Chất phá bọt là gì?
Chất phá bọt còn có các tên gọi khác như chất khử bọt hay chất chống tạo bọt, là các hóa chất được sử dụng để phá hủy bọt trong quá trình xử lý nước thải. Có 2 loại chất phá bọt phổ biến là: Defoamer – chuyên dùng để phá các loại bọt có kích thước lớn (bọt Macro) và Deaerator – chuyên dùng để phá các loại bọt có kích thước nhỏ (bọt Micro).
Nguyên lý hoạt động của chất phá bọt
Chất phá bọt xử lý bọt nổi trên các bể bằng cách tác động cục bộ lên bề mặt bọt và tạo áp lực để các bong bóng bọt vỡ ra. Nguyên lý cụ thể là: Bọt hình thành dai dẳng trong bể xử lý là do các chất hoạt động bề mặt làm tăng sức căng bề mặt tại mặt phân cách khí và lỏng. Khi chất phá bọt được đưa vào, chúng sẽ trực tiếp phá vỡ độ đàn hồi của chất lỏng, khiến sức căng bề mặt giảm và các phân tử xung quanh bị kéo mạnh làm bóng bóng bọt vỡ ra.
Cách sử dụng chất phá bọt
Một số hóa chất thường được dùng để phá bọt trong hệ thống xử lý nước thải là Antifoam CS04, TINOCHEM ANF-900… Các hóa chất này thường đậm đặc nên khi sử dụng cần pha loãng. Cách sử dụng chung của chất phá bọt như sau:
- Pha loãng hóa chất phá bọt với nước, tùy theo mức độ bọt cần xử lý và đặc tính của sản phẩm mà có thể pha tỷ lệ 1:1, 1:10…
- Dùng bình chứa có vòi phun để phun trực tiếp chất phá bọt sau khi pha loãng lên bề mặt bọt hoặc nhỏ trực tiếp chất phá bọt xuống vùng nước thải có bọt.
- Nếu lượng bọt nhiều có thể tăng liều lượng và tần suất sử dụng chất phá bọt.
Hạn chế của các hóa chất phá bọt là chúng chỉ xử lý nhanh được tình trạng bọt trước mắt nhưng không giải quyết được tận gốc vấn đề bọt trong hệ thống xử lý nước thải. Điều này khiến quá trình xử lý bọt phải lặp đi lặp lại mất thời gian, chi phí cũng như hiệu quả xử lý nước thải cũng không được cải thiện.
Do đó, Biogency đã đưa ra giải pháp xử lý bọt bằng men vi sinh để giải quyết các hạn chế trên của hóa chất xử lý bọt.
Chống bọt nổi trong hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh
Thay vì sử dụng hóa chất chỉ mang kết quả tạm thời, Biogency đưa ra giải pháp sử dụng men vi sinh để xử lý các nguyên nhân gốc rễ của hệ thống xử lý nước thải bị nổi bọt. Nguyên lý của việc dùng vi sinh là sử dụng các vi sinh vật để tăng hàm lượng MLSS trong các bể sinh học, giúp hệ thống hoạt động ổn định và từ đó ngăn ngừa bọt hình thành.
Men vi sinh được sử dụng là Microbe-Lift IND. Đây là sản phẩm được nhập khẩu hoàn toàn tại Mỹ, chứa 13 chủng vi sinh vật khác nhau, có hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần so với các vi sinh vật thông thường, do đó Microbe-Lift IND được các kỹ sư vận hành hệ thống ưa chuộng để xử lý các sự cố trong bể sinh học như sốc tải, chết vi sinh,… và đặc biệt là sự cố bọt nổi.
Bên cạnh xử lý các sự cố, men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND còn có tác dụng hiệu quả trong xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm BOD, COD, TSS và đặc biệt là khử Nitrat cho hệ thống bị vượt nitơ.
Việc ngăn ngừa bọt ngay từ đầu sẽ giúp hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi gặp sự cố bọt nhiều làm mất tính ổn định của hệ thống, kỹ sư vận hành có thể kết hợp sử dụng chất phá bọt và men vi sinh Microbe-Lift IND để xử lý triệt để vấn đề này. Chi tiết về phương án sử dụng, bạn hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh