Kỹ thuật trong nuôi tôm là chìa khóa quan trọng giúp tối ưu hóa sản xuất tôm mà còn đảm bảo tính bền vững của ngành thủy sản .Các nhà nông đã phát triển nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm tối ưu hóa sản xuất của ngành nuôi tôm. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết về những kỹ thuật trong nuôi tôm trong bài viết dưới đây nhé.
Các nội dung chính
Lót bạt đáy trong nuôi tôm
Lót bạt đáy trong nuôi tôm là cách tiếp cận mới và hiệu quả trong việc thiết kế ao nuôi. Kỹ thuật trong nuôi tôm đáp ứng đòi hỏi của thị trường và tối ưu hóa điều kiện nuôi tôm. Thay vì các phương pháp truyền thống, việc sử dụng bạt đáy mang lại nhiều lợi ích cho bà con.
Trước đây, tỷ lệ diện tích ao nuôi/ao lắng thường là 60/40 hoặc 70/30. Tuy nhiên, với kỹ thuật trong nuôi tôm lót bạt đáy, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 20/80 hoặc 25/75. Các ao nuôi lót bạt đáy được thiết kế hình tròn, với phần giữa trống để thuận tiện cho việc xiphong chất thải ra ngoài.
Với sự phát triển không ngừng, diện tích ao lót bạt đáy đã được mở rộng lên từ 2.500 đến 3.000 m2, với độ sâu từ 2 đến 3 m để có thể nuôi mật độ cao. Điều này mang lại nhiều lợi ích như cung cấp không gian bơi lội thoải mái cho tôm, giảm chi phí và tạo điều kiện an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, ông Hoàng Thanh Vũ, đã giải thích rằng: “Mật độ nuôi tính theo mét khối nước nên ao sâu hơn có thể thả nuôi mật độ cao hơn. Đồng thời, ao sâu hơn cũng giúp con tôm bơi lội thoải mái hơn. Ngoài ra tôm cũng sẽ có nơi trú ẩn an toàn, không bị sốc mỗi khi xảy ra biến động của môi trường nên tôm sống và tăng trưởng tốt hơn”.
Ao sâu hơn, thả mật độ nuôi dày hơn
Việc sử dụng ao sâu hơn và thả mật độ nuôi dày hơn không chỉ mang lại lợi ích kỹ thuật trong nuôi tôm mà còn tạo ra lợi ích kinh tế lớn đối với người nuôi tôm. Dưới đây là một số ưu điểm của việc sử dụng ao sâu hơn và thả mật độ nuôi dày hơn:
- Tối ưu hóa diện tích: Các ao sâu hơn cho phép bà con thả mật độ nuôi cao hơn trên cùng một diện tích so với các hồ ao truyền thống. Điều này giúp bà con tối đa hóa sử dụng diện tích và tăng cường sản lượng.
- Tạo môi trường sống thuận lợi: Với không gian lớn hơn, tôm có thể di chuyển và bơi lội thoải mái hơn. Từ đó giúp tôm giảm căng thẳng và hạn chế không gian sống.
- Cải thiện chất lượng nước: Ao sâu hơn thường có dòng chảy nước tốt hơn và gió hơn, giúp bà con cải thiện chất lượng nước và giảm nguy cơ ô nhiễm cho tôm.
- Giảm rủi ro về sự biến đổi của môi trường: Với dung tích nước lớn, ao sâu hơn có thể giúp tôm chịu được sự biến đổi của thời tiết và môi trường tốt hơn. Từ đó giúp tôm giảm thiểu nguy cơ mất mát đối với vật nuôi.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế: Sản lượng tôm từ các ao sâu hơn và mật độ nuôi dày hơn thường cao hơn, từ đó tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn cho bà con.
Xi phông đáy ao
Xi phông đáy ao không chỉ là một phương pháp “phòng bệnh” của kỹ thuật trong nuôi tôm mà còn là một biện pháp hỗ trợ “trị bệnh” hiệu quả. Trong quá trình nuôi tôm, đáy ao thường là nơi tập trung của nhiều chất thải như phân tôm, vỏ tôm từ quá trình lột xác, thức ăn thừa, xác sinh vật – vi sinh vật, tảo…. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con tôm.
Theo cách truyền thống, bà con thường sử dụng phương pháp đánh vi sinh để giảm hàm lượng các chất thải và khí độc trong ao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, còn phần gốc vẫn chưa được xử lý triệt để.
Xi phông đáy ao là kỹ thuật trong nuôi tôm đã chứng minh được tính hiệu quả không chỉ trong việc phòng tránh các bệnh tật mà còn trong việc trị liệu. Bằng cách thường xuyên xi phông, bà con có thể duy trì nước ao luôn trong sạch và loại bỏ triệt để các chất thải. Điều này giúp bà con giảm thiểu nguy cơ từ khí độc và đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho con tôm.
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý nước
Công nghệ vi sinh là phương pháp sử dụng các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, vi tảo để xử lý nước. Trong đó, các loại vi sinh vật này có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, khử độc hại và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Đây là một phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí để xử lý nước.
Việc ứng dụng công nghệ vi sinh ngày càng được phổ biến trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm. Vì những loại vi sinh vật này có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường đặc biệt như độ mặn, nhiệt độ, pH, hiếu khí và ánh sáng. Đặc biệt, chúng cần có hoạt lực cao trong việc phân giải các chất hữu cơ như protein, tinh bột, chất xơ và chuyển hoá các hợp chất nitơ, H2S,…
Trong số các chế phẩm vi sinh vật, để quản lý hệ vi sinh trong ao nuôi một cách hiệu quả bà con có thể sử dụng các vi khuẩn có lợi đến từ các sản phẩm Microbe – Lift như MICROBE-LIFT AQUA C ,MICROBE-LIFT AQUA N1, MICROBE-LIFT AQUA SA,… . Những sản phẩm này được áp dụng công nghệ tiên tiến đến từ Mỹ với nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ xử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản như:
- MICROBE-LIFT AQUA C: Đây là chế phẩm được sản xuất chuyên biệt cho ao nuôi, chứa quần thể vi sinh dạng lỏng hoạt động tốt. Sản phẩm hỗ trợ quá trình phân huỷ các chất bài tiết và thức ăn dư thừa của tôm trong ao nuôi. Nhờ vậy, môi trường nước được làm sạch, giúp tôm được cải thiện sức đề kháng. Kết quả là tôm có thể phát triển khỏe mạnh và giá trị thịt được tăng cao hơn.
- MICROBE-LIFT AQUA N1: AQUA N1 là sản phẩm vi sinh dạng lỏng chứa hai chủng vi khuẩn đặc biệt: Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp. Chế phẩm được ứng dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao, hồ nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đây là sản phẩm dễ dàng sử dụng và giúp bà con tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi tôm.
- MICROBE-LIFT AQUA SA: Chế phẩm này chứa các chủng vi sinh vật đặc biệt có hoạt tính mạnh. Từ đó, công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy. Việc này sẽ giúp giảm các khí độc sinh ra từ bùn đáy.
- MICROBE-LIFT PBD: Đây là một loại men vi sinh cắt tảo có nhiều chức năng như cắt tảo độc, phân hủy xác tảo tàn. Từ đó, sản phẩm giúp làm sạch môi trường nước và cải thiện khí độc do tảo tàn sinh ra.
Công nghệ tạo oxy trong ao nuôi
Việc cung cấp đủ lượng oxy trong nước là cực kỳ quan trọng để duy trì sự sống, sức khỏe của tôm. Đồng thời, công nghệ oxy cũng giúp tăng cường hiệu suất nuôi và ngăn ngừa các vấn đề về ô nhiễm nước. Có một số kỹ thuật trong nuôi tôm để tạo oxy trong ao nuôi mà Biogency đã tổng hợp được dưới đây bao gồm:
- Sử dụng máy bơm oxy: Máy bơm oxy là phương tiện phổ biến nhất để bà con cung cấp oxy cho nước ao. Máy bơm hoạt động bằng cách bơm không khí hoặc oxy hòa tan trực tiếp vào nước. Việc này tạo ra các bong bóng khí, giúp oxy hòa tan vào nước và cung cấp cho tôm hấp thụ.
- Sử dụng thác nước hoặc vòi phun: Bà con có thể sử dụng thác nước hoặc vòi phun được sử dụng để tạo ra sự lưu thông và oxy hóa nước trong ao. Khi nước chảy qua thác nước, thác nước hấp thụ oxy từ không khí và oxy hòa tan trong nước tăng lên.
- Sử dụng các hệ thống tạo bọt: Các hệ thống này giúp bà con tạo ra bọt khí nhỏ trong nước Từ đó tăng cường diện tích tiếp xúc giữa không khí và nước để oxy hòa tan vào nước.
- Sử dụng các hệ thống sinh học như Biofloc: Trong các hệ thống Biofloc, bà con có thể sử dụng vi sinh vật tự nhiên trong nước sản xuất oxy thông qua quá trình chuyển. Ngoài ra quá trình hô hấp cũng giúp cung cấp oxy cho tôm và các loài thủy sản khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật trong nuôi tôm mà Biogency đã chia sẻ với bà con trong bài viết trên. Hy vọng thông qua bài viết bà con đã hiểu hơn về những kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong nuôi tôm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình kỹ thuật trong nuôi tôm bà con có thể liên hệ với doanh nghiệp qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Nuôi tôm không kháng sinh – giải pháp bền vững với nhà nông
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh