Vi khuẩn hiếu khí được ứng dụng nhiều trong các công trình, hệ thống xử lý nước thải. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về vi khuẩn hiếu khí cũng như ứng dụng của loài vi khuẩn này trong xử lý nước thải.
Các nội dung chính
Vi khuẩn hiếu khí là gì?
Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn sinh trưởng và phát triển được trong môi trường giàu oxy. Cụ thể hàm lượng oxy hòa tan trong nước để vi khuẩn hiếu khí tồn tại (DO) phải đạt tối thiểu từ 2mg/l trở lên (DO ≥ 2 mg/l).
Vi khuẩn hiếu khí đa dạng chủng loại, hình dáng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm tham gia vào quá trình xử lý nước thải. Vi khuẩn hiếu khi sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để tạo năng lượng, từ đó phân huỷ chúng thành những chất đơn giản, ít nguy hiểm, không gây ô nhiễm, giúp giảm các chỉ tiêu BOD, COD trong nước thải.
Lợi thế của vi khuẩn hiếu khí khi xử lý nước thải đó là cho hiệu quả toàn diện, an toàn và triệt để hơn. Cụ thể:
- Hiệu suất xử lý của vi khuẩn hiếu khí đạt trung bình từ 90-95%.
- Thời gian xử lý chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng.
- Phát huy hiệu quả với nguồn nước đầu vào có nồng độ COD dưới 2000mg/L.
- Vi khuẩn hiếu khí có thể loại bỏ được cả chất béo, dầu mỡ, amoniac trong nước thải.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp.
- Hoàn toàn không phát sinh sản phẩm phụ sau xử lý nên không gây ô nhiễm thứ cấp như một số phương pháp hoá học, hoá lý.
Một số chủng vi khuẩn hiếu khí điển hình được ứng dụng phổ biến trong quá trình xử lý nước thải hiện nay có thể kể đến như:
- Pseudomonas sp: Thủy phân Hidrocacbon, Protein và các chất hữu cơ. Đồng thời tăng hiệu quả quá trình khử Nitrat, giúp giảm Nitơ, Amoni.
- Arthrobacter: Phân hủy Hidratcacbon.
- Bacillus sp: Phân hủy Hydratcacbon, Protein.
- Cytophaga: Phân hủy polime.
- Nitrosomonas sp: Chuyển hóa Amonia thành Nitrit.
- Nitrobacter sp: Chuyển hóa Nitrit thành Nitrat.
- Nitrococcus Denitrificans: Khử Nitrat.
- Desulfovibrio: Khử Sunfat, khử Nitrat.
Các chủng vi khuẩn hiếu khí được nghiên cứu, lựa chọn, phân lập và tích hợp ứng dụng vào các sản phẩm men vi sinh nhằm phục vụ mục đích xử lý riêng. Chẳng hạn:
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Tập hợp chủng Bacillus, Clostridium, Pseudomonas citronellolis, Desulfovibrio giúp xử lý BOD, COD, TSS.
- Men vi sinh Microbe-Lift N1: Chứa 2 chủng hàng đầu trong xử lý Nitơ, Amoniac là vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Men vi sinh Microbe-Lift SA: Chứa các chủng Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… để xử lý bùn.
Khi nào cần sử dụng vi khuẩn hiếu khí trong xử lý nước thải?
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, vi khuẩn hiếu khí được ứng dụng ở nhiều công trình như bãi lọc, bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học nhỏ giọt, đĩa quay sinh học, mương oxy hóa, bể hiếu khí gián đoạn SBR, bể Unitank,… Trong đó, bể hiếu khí Aerotank là công trình điển hình và được áp dụng rộng rãi nhất, bao gồm cả nước thải công nghiệp lẫn sinh hoạt.
Mặc dù vi khuẩn hiếu khí tồn tại trong nước nhiều nhưng để tăng tốc xử lý, rút ngắn thời gian cũng như kiểm soát tốt hiệu suất thì cần bổ sung thêm vi sinh. Theo đó, trong xử lý nước thải, các trường hợp cần sử dụng men vi sinh hiếu khí, điển hình như:
Khi hệ thống mới xây dựng hoặc mới khởi động lại
Đây là thời điểm nuôi cấy vi sinh hiếu khí giúp hệ thống vận hành ổn định ngay từ ban đầu, đồng thời giảm đáng kể chi phí duy trì. Bên cạnh đó, men vi sinh được bổ sung định kỳ trong quá trình xử lý để đảm bảo duy trì hiệu suất xử lý hiệu quả, nhất là với các nước thải có lưu lượng và hàm lượng ô nhiễm cao.
Khi bể hiếu khí bị sự cố vi sinh
Khi lưu lượng nước thải tăng cao đột ngột có thể gây ra các sự cố vi sinh ở bể hiếu khí, chẳng hạn như SV30 giảm hoặc tăng mất kiểm soát, bùn nổi, hạ pH, bùn đen hay bể nổi nhiều bọt,… Lúc này bổ sung vi khuẩn hiếu khí nhằm phục hồi nhanh hệ thống, giảm vi sinh chết do sốc tải lượng đầu vào.
Khi các chỉ tiêu BOD, COD, TSS và Amonia, Nitơ không đạt chuẩn
Nước thải có BOD, COD, TSS hay hàm lượng Amoniac, Nitơ cao, chưa đạt chuẩn có thể sử dụng men vi sinh hiếu khí như Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1 để xử lý đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
Có thể thấy, vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò quan trọng, thậm chí không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về loại vi khuẩn này. Nếu quan tâm đến sản phẩm cũng như giải pháp xử lý nước thải bằng sinh học, bạn vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh