Tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống làm mát được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tuổi thọ, bảo trì tháp giải nhiệt định kỳ là việc vô cùng cần thiết. Bạn hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về tầm quan trọng của việc vận hành và bảo trì tháp giải nhiệt trong bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Quy trình vận hành tháp giải nhiệt tối ưu nhất!
Để đảm bảo tháp giải nhiệt hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, việc vận hành đúng quy trình là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình vận hành tháp giải nhiệt:
Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành
Trước khi khởi động tháp, cần chú ý thực hiện kiểm tra những nội dung sau để đảm bảo tháp hoạt động hiệu quả nhất:
- Kiểm tra và vệ sinh tổng thể tháp: Mở van xả đáy bồn chứa để xả nước và vệ sinh cặn bẩn, rong rêu bên trong. Đồng thời, kiểm tra bên trong tháp để đảm bảo không có vật thể lạ làm tắc nghẽn đường ống, đầu phun, quạt gió. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh và bàn chải chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vệ sinh.
- Kiểm tra hệ thống nước: Cần đảm bảo tháp giải nhiệt không có hư hỏng, rò rỉ nước, hoặc các bộ phận lỏng lẻo. Đồng thời kiểm tra mức nước trong bồn chứa, đảm bảo đủ nước cho quá trình vận hành.
- Kiểm tra hệ thống điện: Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho tháp giải nhiệt ổn định, điện áp phù hợp với công suất của động cơ. Nên kiểm tra kỹ các thiết bị điện như cầu dao, aptomat, dây điện xem có hoạt động bình thường hay không.
- Kiểm tra các bộ phận khác: Kiểm tra đầu phun, tia làm mát, quạt gió, van xả,… để biết chúng hoạt động đều đặn và trơn tru hay không. Sau đó bật mô tơ và kiểm tra xem hoạt động có êm ái, không phát ra tiếng ồn bất thường hay rung lắc hay không. Mọi bộ phận cần vận hành an toàn và hiệu quả để đảm bảo cho quy trình làm mát.
>>> Xem thêm: 2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay
Bước 2: Chuẩn bị hệ thống dẫn nước
- Bật bơm nước: Cho bộ phận bơm chạy khoảng 5 phút để đẩy hết không khí trong ống phun và ống đứng ra bên ngoài. Tiếp theo quan sát kỹ và đảm bảo rằng bơm nước hoạt động bình thường, không có tiếng ồn lạ hay rò rỉ nước xảy ra.
- Đảm bảo lưu thông nước: Cần đảm bảo rằng đầu phun quay đều và ổn định với tốc độ phù hợp cho từng loại tháp giải nhiệt. Ví dụ như tháp giải nhiệt công nghiệp loại nhỏ Tashin TSC 20RT) quay 10 vòng/phút và tháp giải nhiệt công nghiệp loại lớn Tashin 500RT quay 4 vòng/phút.
Bước 3: Khởi động quạt hút gió
- Kiểm tra lỗ thông gió: Lỗ thông gió thường nằm ở vị trí cao nhất của căn phòng hoặc khu vực cần thông gió. Hãy kiểm tra tình trạng xem liệu nó có bị bám bụi, côn trùng, lá cây hoặc các vật cản khác hay không. Nếu có thì vệ sinh bằng cách sử dụng khăn mềm, chổi quét hoặc máy hút bụi để loại bỏ các chất cản trở.
- Bật quạt hút gió: Ở bước này, không chỉ kiểm tra chiều quay của cánh quạt mà còn kiểm tra điện áp và cường độ dòng điện để đảm bảo năng suất hoạt động của quạt.
Trong quá trình vận hành, cần thường xuyên theo dõi và giám sát hoạt động của tháp giải nhiệt. Nếu có bất kỳ sự cố bất thường nào xảy ra, hãy ngừng vận hành tháp ngay để xử lý kịp thời. Việc thực hiện bảo trì tháp giải nhiệt định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất là vô cùng quan trọng.
Khi nào cần bảo trì tháp giải nhiệt/tháp làm mát?
Tháp giải nhiệt/tháp làm mát là một phần quan trọng của hệ thống làm mát công nghiệp và cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Dưới đây là các tình huống nên xem xét để biết khi nào cần thực hiện bảo trì tháp giải nhiệt:
- Tiếng ồn lớn và rung mạnh: Nếu tháp giải nhiệt phát ra tiếng ồn lớn và rung mạnh khi hoạt động, đây có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ thống quạt hoặc cánh quạt của tháp. Cần kiểm tra và bảo trì các bộ phận để giảm tiếng ồn và rung.
- Cặn bẩn và rong tảo ở đáy tháp: Sự tích tụ của cặn bẩn và rong tảo ở đáy tháp giải nhiệt có thể gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn nước. Điều này có thể xảy ra do không vệ sinh định kỳ hoặc hệ thống quản lý nước không hiệu quả. Vì vậy cần vệ sinh và làm sạch đáy tháp ngay để quá trình giải nhiệt diễn ra suôn sẻ.
- Bụi bẩn bám trên tấm tản nhiệt: Bụi bẩn ở tấm tản nhiệt trong tháp sẽ làm giảm hiệu suất tản nhiệt của tháp. Lúc này, cần vệ sinh tấm tản nhiệt và bảo trì tháp giải nhiệt để loại bỏ bụi bẩn và khôi phục hiệu suất làm mát.
- Bộ chia nước hoạt động kém hiệu quả: Bộ chia nước trong tháp giải nhiệt không hoạt động hiệu quả, gây ra sự không đồng đều trong việc phân phối nước làm mát. Cần kiểm tra và điều chỉnh bộ chia nước để đảm bảo sự phân phối đồng đều và hiệu quả của nước làm mát.
- Tiếng kêu lạ hoặc cánh quạt bị đảo chiều: Trong quá trình quay, cánh quạt phát ra tiếng kêu lạ hoặc bị đảo chiều. Điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về cơ cấu hoặc động cơ của quạt. Cần kiểm tra và sửa chữa các bộ phận để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của quạt.
- Nhiệt độ nguồn nước đầu ra không đảm bảo tiêu chuẩn: Nhiệt độ của nước ra khỏi tháp giải nhiệt không đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Điều này có thể do các vấn đề về cấp nước, điều chỉnh van hoặc hoạt động của hệ thống làm mát. Cần điều chỉnh và kiểm tra hệ thống để đảm bảo nhiệt độ nước tuân thủ tiêu chuẩn.
- Lưu lượng nước tuần hoàn bị giảm: Lưu lượng nước tuần hoàn trong tháp giải nhiệt bị giảm. Điều này có thể do cặn bẩn cản trở lưu thông nước hoặc các vấn đề về bơm nước. Cần kiểm tra và làm sạch hệ thống nước để đảm bảo lưu lượng nước tuần hoàn ổn định và hiệu quả.
Tóm lại, bảo trì tháp giải nhiệt cần được thực hiện khi xuất hiện những dấu hiệu trên. Bằng cách thực hiện bảo trì định kỳ và kiểm tra các thành phần và hoạt động của tháp giải nhiệt, sẽ đảm bảo rằng hệ thống làm mát công nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả.
Những yếu tố cần lưu ý để quá trình bảo trì tháp giải nhiệt diễn ra hiệu quả
Để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất tối đa trong việc bảo trì tháp giải nhiệt, cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng như lịch bảo trì, ghi chép và lưu trữ hồ sơ bảo trì và đào tạo nhân viên thành thạo trong quá trình vận hành, bảo trì. Ngoài ra, còn có những lưu ý sau đây khi thực hiện bảo trì tháp giải nhiệt:
- Sau 1 tuần sử dụng: Kiểm tra cánh quạt hoạt động có vấn đề gì hay không. Nếu có thì tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời xử lý.
- Sau khi bảo trì tháp giải nhiệt khoảng 2 tuần: Kiểm tra mực nước trong tháp, bảo đảm rằng mực nước được duy trì ổn định, tiến hành bổ sung nước nếu không đủ. Nước sử dụng trong tháp giải nhiệt cần được xử lý mềm trước khi đưa vào sử dụng. Việc này giúp ngăn chặn hiện tượng cáu cặn, ăn mòn các linh kiện bên trong tháp giải nhiệt nước.
- Kiểm tra và thay nước tuần hoàn: Tần suất thay nước phụ thuộc vào chất lượng nước và điều kiện hoạt động của tháp. Nên thay nước ít nhất 1 lần mỗi tháng.
- Vệ sinh các bộ phận: Vệ sinh tấm tản nhiệt, đầu phun, ống chia nước định kỳ để tránh bị đóng cặn, bám rong rêu gây nên việc tắc nghẽn.
- Kiểm tra các bộ phận bên trong tháp: Mỗi tháng 1 lần, nên kiểm tra các bộ phận hoạt động bên trong tháp có bị lỏng lẻo, tách rời nhau hoặc bị ăn oxi hóa, ăn mòn hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào thì cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
Vận hành và bảo trì tháp giải nhiệt hiệu quả là tiêu chí quan trọng trong công nghiệp. Điều này không chỉ kéo dài tuổi thọ của hệ thống mà còn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về việc vận hành và bảo trì tháp giải nhiệt đúng cách, hãy liên hệ với BIOGENCY qua số hotline 0909 538 514 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé!
>>> Xem thêm: Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh