Nước thải là gì? Phân loại nước thải

Nước thải là gì? Phân loại nước thải

Phân loại nước thải theo thành phần, tính chất nhằm mục đích lựa chọn và áp dụng phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu theo quy định xả thải. Dựa theo nguồn xả thải, đặc trưng tính chất, thành phần, người ta phân loại nước thải thành 4 loại, chi tiết thể hiện qua bài viết sau đây.

Nước thải là gì?

Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP định nghĩa nước thải như sau: “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.

Hiểu đơn giản hơn thì nước thải là nguồn nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Ví dụ như nước thải sinh hoạt trong các hộ gia đình, khu dân cư, tập thể,…

Phân loại nước thải

Để áp dụng phương pháp xử lý hiệu quả thì cần phân loại nước thải. Cụ thể dựa theo nguồn xả thải, đặc trưng tính chất, thành phần… người ta phân loại nước thải thành 4 loại sau:

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của con người như hoạt động bài tiết, nấu nướng, ăn uống, tắm giặt, rửa dọn vệ sinh,… chủ yếu bắt nguồn tại các hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm thương mại, nhà máy, xí nghiệp,…

Nước thải là gì? Phân loại nước thải
Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần, bao gồm 52% các chất hữu cơ hoà tan và 48% các chất vô cơ. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như virus gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, E.coli, vi khuẩn gây bệnh thương hàn,…

Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm cao, các thông số ô nhiễm đặc trưng gồm TSS, COD, BOD, Nitơ và các hợp chất Nitơ, vi khuẩn gây hại. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thường là kết hợp cơ học, hoá lý, hoá học và sinh học nhằm đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN được quy định ở bảng dưới đây.

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất – QCVN 14:2008/BTNMT:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (NO3)(tính theo N) mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/100 ml 3.000 5.000

Nước thải đô thị

Nước thải đô thị là nước thải phát sinh từ các đô thị có sự pha trộn giữa nước thải sinh hoạt (chiếm 50-60%)và nước thải sản xuất từ các hoạt động công nghiệp, dịch vụ (30-36%) và nước mưa chảy tràn (10-14%).

Đặc điểm nước thải đô thị phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, đặc trưng thành phố (số lượng dân, nhà máy hoạt động,…), tính chất lưu lượng thường thay đổi theo mùa, ngày, thành phần ô nhiễm khá phức tạp và khó xử lý. Cụ thể thành phần nước thải đô thị gồm các thông số đặc trưng BOD, COD, kim loại nặng (kẽm, đồng, chì, thuỷ ngân, niken, cadimi,…), các chất hoạt động bề mặt (xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa,…), Nitơ, Photpho.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải đô thị (dự thảo):

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Lưu lượng xả thải (F) và vùng tiếp nhận nước thải
F≤500 m3/ngày F> 500 m3/ngày
A B C A B C
1 pH 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9
2 BOD5 (20 độ C) mg/L 10 20 25 10 15 20
3 COD mg/L 30 40 50 30 40 50
4 TSS mg/L 20 30 40 20 25 30
5 T-N mg/L 10 20 20 10 20 20
6 T-P mg/L 2 (1)(a) 3 (1,5) 4 (2) 1 (0,5) 2 (1) 4 (2)
7 Tổng Coliform MPN/ 100mL 1000 3000 3000 1000 3000 3000
8 Sunfua mg/L 0.2 0.5 0.5 0.2 0.5 0.5
9 Dầu mỡ ĐTV mg/L 5 15 20 5 10 15
10 Chất hoạt động bề mặt mg/L 3 5 5 3 5 5
Chú thích:

  • Trong ngoặc ( ) là giá trị đối với vùng tiếp nhận là hồ, ao, đầm.
  • Trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của đô thị, khu dân cư tập trung có tiếp nhận nước thải công nghiệp, ngoài việc đáp ứng yêu cầu về giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm quy định tại Bảng 1 Quy chuẩn này, giá trị tối đa cho phép (tương ứng với nguồn tiếp nhận nước thải) của các chất ô nhiễm khác phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Bảng 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Nước thải y tế

Nước thải y tế là loại nước thải thải ra từ các hoạt động khám chữa bệnh ra từ các cơ sở kiểm tra, xử lý y tế, bệnh viện,… bao gồm cả nước thải sinh hoạt. Đây là loại nước thải được xếp vào loại chất thải nguy hại hàng đầu hiện nay vì chứa vô số vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sinh học khác nhau như: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, amip, nấm, ký sinh trùng,…

Nước thải là gì? Phân loại nước thải
Nước thải từ quá trình khám chữa bệnh.

Ngoài ra nước thải y tế còn có các yếu tố ô nhiễm khác như tạp chất bẩn hữu cơ và khoáng chất cụ thể như chất thải nhiễm bệnh, chất khử trùng, dung môi, hóa chất, dư lượng kháng sinh, đồng vị phóng xạ,… Chính vì vậy, để xử lý nước thải y tế đòi hỏi quy trình xử lý chuyên sâu, nghiêm ngặt, áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến hàng đầu.

QCVN về nước thải y tế mới nhất – QCVN 28:2010/BTNMT:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

 

Nước thải sản xuất/chế biến

Nhóm nước thải sản xuất/chế biến là loại nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất hay chế biến các sản phẩm, chính sự đa dạng của sản phẩm mà nhóm nước thải này được phân loại thành các loại như: nước thải khu công nghiệp, nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, cao su, dệt nhuộm, chăn nuôi, tinh bột mì…

Nước thải là gì? Phân loại nước thải
Nước thải sản xuất/chế biến phân loại đa dạng theo từng lĩnh vực.

Mỗi loại nước thải có đặc trưng và tính chất riêng biệt. Tuy nhiên về cơ bản trong nước thải công nghiệp sẽ bao gồm: chất rắn, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ, kim loại nặng,clo dư, acid béo,… Tuỳ thuộc vào tính chất đặc trưng của từng loại nước thải để lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý hiệu quả. Mỗi loại nước thải có QCVN riêng được quy định.

Trên đây là phân loại nước thải dựa theo nguồn gốc, tính chất, đặc trưng,… mỗi loại nước thải tương ứng với tính chất sẽ có các phương pháp xử lý và công nghệ phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xử lý tốt nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra, giảm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ cụ thể hơn.

>>> Xem thêm: Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký