Đặc điểm của nước thải mực in và cách xử lý hiệu quả

Đặc điểm của nước thải mực in và cách xử lý hiệu quả

Nước thải mực in là một trong các loại nước thải công nghiệp khó phân hủy sinh học do sở hữu hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Nếu không được xử lý hiệu quả, loại nước thải này sẽ gây ra nhiều tác hại như làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, tạo ra mùi hôi, tích tụ chất độc hại,… Do đó, để tìm hiểu về cách xử lý nước thải mực in đúng cách, bạn đừng quên theo dõi bài viết sau của BIOGENCY nhé!

Đặc điểm của nước thải mực in

Nước thải mực in có nguồn gốc từ quá trình sản xuất mực in, vệ sinh thiết bị, máy móc và xưởng sản xuất. Tuy lượng nước thải loại này không nhiều nhưng lại chứa nhiều chất gây ô nhiễm với nồng độ cao và khó xử lý.

Trong đó, Acrylic Resin hòa tan và bột màu là các chất gây ô nhiễm chính có trong nước thải mực in. Ngoài ra, loại nước thải này còn có độ màu cao, khiến quá trình phân hủy sinh học khó diễn ra hơn, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh.

Đặc điểm của nước thải mực in và cách xử lý hiệu quả
Nước thải mực in có độ màu cao và khó phân hủy sinh học.

Để hiểu rõ thành phần và hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải mực in so với tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, bạn có thể theo dõi nội dung trong bảng dưới đây.

STT Thông số Đơn vị Hàm lượng QCVN 40:2011/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 7 – 8 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 500 – 700 30 50
3 COD mg/l 450 – 2000 75 150
4 TSS mg/l 100 – 300 50 100
5 Tổng Nitơ mg/l 30 – 100 20 40
6 Tổng Photpho mg/l 5 – 10 4 6
7 Độ màu mg/l 1200 – 2000 5 10
8 Tổng Coliforms MPN/100ml 100 3.000 5.000

Làm thế nào để xử lý nước thải mực in hiệu quả?

Đặc điểm của nước thải mực in và cách xử lý hiệu quả
Sơ đồ xử lý nước thải mực bằng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học

Có thể thấy, nước thải mực in có độ màu cao và khó phân hủy sinh học. Do đó, để xử lý hiệu quả các chất gây hại trong nước thải, bạn nên tập trung làm giảm độ màu và kết hợp cả phương pháp hóa lý với sinh học. Cụ thể, bạn có thể giải quyết vấn đề này để đáp ứng thông số giá trị trong QCVN 40:2011/BTNMT theo các bước sau đây:

Bước 1: Hồ thu gom

  • Đây là nơi lưu trữ nước thải mực in được thải ra sau quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc, thiết bị nhằm phòng tránh hiện tượng quá tải vào giờ cao điểm.
  • Sau đó, nước thải từ hồ thu gom sẽ được bơm sang bể keo tụ qua thiết bị cảm biến mức nước dạng phao. Lúc này, các chất thải lớn sẽ được giữ lại để tránh làm tắc nghẽn hệ thống dẫn nước.

Bước 2: Bể keo tụ

  • Quá trình này sẽ sử dụng hóa chất nhằm tách chất ô nhiễm thành bùn. Cụ thể, bạn có thể dùng PAC để kết hợp với chất rắn nhỏ và tạo ra các bông cặn lớn.
  • Sau đó, chất keo tụ sẽ lắng xuống và được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bước 3: Bể tạo bông

Bể được trang bị động cơ khuấy cùng nồng độ hóa chất Polyme được bơm vào nước thải để tạo ra bông bùn. Chất này sau đó sẽ đi qua bể lắng và được giữ lại trong bể.

Bước 4: Bể lắng 1 (lắng hóa lý)

Bể lắng 1 sẽ lắng các hạt cặn, bông bùn từ các bước trước để tách nước trong ra. Phần nước trong này sau đó sẽ được thu lại ở máng thu nước và đưa sang bể kỵ khí.

Bước 5: Bể điều hòa

Bể này có tác dụng ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải mực in, nhằm ngăn chặn tình trạng quá tải có thể xảy ra ở các bước sau.

Bước 6: Bể xử lý hiếu khí

  • Nước thải mực in từ bể kỵ khí được chảy sang bể hiếu khí để tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ. Quá trình này xảy ra khi nước thải tiếp xúc với điều kiện sục khí liên tục, thúc đẩy sản sinh oxy phục vụ cho hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí.
  • Cụ thể, các vi sinh vật này sẽ dùng oxy để hòa tan hợp chất hữu cơ thành khí CO2 và NH3 qua phản ứng sau:

Vi sinh vật + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2  = 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới

  • Ngoài ra, để tăng mật độ vi sinh, giúp xử lý nước thải mực in triệt để hơn, bạn có thể bố trí hệ giá thể vi sinh chuyển động trong bể.

Bước 7: Bể lắng 2 (lắng hóa sinh)

  • Hệ thống phân phối sẽ đưa hỗn hợp bùn hoạt tính hoặc nước trong bể hiếu khí về bể lắng. Tại đây, các tấm đệm lắng được bố trí nhằm tăng hiệu quả cho quá trình này.
  • Lúc này, bùn có tỷ trọng lớn sẽ lắng xuống đáy bể và được bơm về bể tự hoại. Phần nước trong bên trên được thu gom và chuyển tới bước xử lý tiếp theo.

Bước 8: Bể khử trùng

  • Sau khi được lọc nhanh và lọc áp lực, nước sẽ chảy tự do qua thiết bị khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ giúp tiêu diệt các chất rắn, virus, vi khuẩn còn lại trong nước. Cuối cùng, nước thải mực in đạt chuẩn theo quy định sẽ được thải ra môi trường.

Bổ sung vi sinh để xử lý nước thải mực in đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT

Ngoài quy trình trên, bạn nên kết hợp thêm các chế phẩm vi sinh để tăng hiệu quả xử lý nước thải mực in, bao gồm Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND. Cụ thể như sau:

Microbe-Lift N1 có chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt để Nitrat hóa là Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp, giúp thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh và ổn định. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp với Microbe-Lift IND chứa chủng Pseudomonas sp để tăng hiệu quả khử Nitrat cho hệ thống và giảm mùi Amoniac trong nước thải.

Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất ở dạng lỏng nên có thể kích hoạt nhanh chóng mà không cần ngâm ủ trước khi dùng. Ngoài nước thải mực in, Microbe-Lift N1 còn được sử dụng để xử lý Nitơ và Amoniac trong nước thải sinh hoạt, chung cư, y tế, sản xuất thủy sản, bia,…

Microbe-Lift IND chứa số lượng chủng vi sinh đa dạng, có hoạt tính mạnh như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis, Pseudomonas citronellolis, Geobacter lovleyi,… Trong đó, mỗi loại vi sinh vật lại có những vai trò và khả năng thích nghi khác nhau.

Cụ thể, Microbe-Lift IND giúp giảm COD, BOD, TSS và thúc đẩy quá trình khử Nitrat có trong nước thải mực in, nước thải sản xuất cao su, dệt nhuộm, dầu ăn,… Ngoài ra, vì có chứa vi sinh vật dạng lỏng và có thể kích hoạt nhanh chóng nên sản phẩm còn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy như Xylene-, Toluene- hay Benzene-. Sản phẩm cũng thích nghi tốt trong cả 3 môi trường là tùy nhi, hiếu khí và kị khí.

Đặc điểm của nước thải mực in và cách xử lý hiệu quả
Sử dụng chế phẩm vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND để xử lý nước thải mực in

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và các cách xử lý nước thải mực in hiệu quả, đảm bảo các giá trị thông số đạt chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu mua các chế phẩm vi sinh như Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1, bạn có thể liên hệ với BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn trực tiếp nhé!

>>> Xem thêm: Chỉ tiêu tổng Nitơ có khó xử lý để nước thải đạt chuẩn?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký