Cho tôm sú ăn đúng cách là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tối ưu cho đàn tôm. Do đó, bà con cần chú ý đến lượng thức ăn, chất lượng và phương pháp cho ăn phù hợp, lựa chọn thức ăn phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của tôm ở từng giai đoạn phát triển.
Lựa chọn thức ăn cho tôm sú
Khi cho tôm sú ăn, bà con cần lựa chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của tôm. Thức ăn chất lượng cao không chỉ hỗ trợ tăng trưởng hiệu quả mà còn giúp cải thiện sức đề kháng của tôm trước các bệnh tật. Sau đây là một số ưu tiên hàng đầu khi mua thức ăn cho tôm sú:
Có bao bì nhãn mác rõ ràng
Khi lựa chọn thức ăn cho tôm sú, bà con cần chú ý mua sản phẩm có bao bì và nhãn mác rõ ràng. Đồng thời, bao bì của thức ăn cần được đóng gói cẩn thận, đảm bảo không thấm hơi ẩm, không bị rách nát trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Trên nhãn của bao bì cần có đầy đủ các thông tin sau như tên sản phẩm, lượng thức ăn trong mỗi gói, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, số tiêu chuẩn công bố chứng minh sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối cùng, hạn sử dụng của thức ăn phải còn 45 ngày kể từ thời điểm mua.
Màu sắc tươi, không bị vón cục
Thức ăn cho tôm sú phải có màu vàng nâu đến nâu sẫm. Đồng thời, sản phẩm cần có mùi dễ chịu, không lẫn mùi mốc hay các mùi khác thường để bảo bảo độ tươi ngon và an toàn. Ngoài ra, bà con cũng nên chú ý mua các hạt thức ăn được sản xuất với kích cỡ đồng đều nhằm tránh tình trạng bón cục khiến tôm khó tiêu hóa.
Đồng thời, hạt thức ăn cần phải có bề mặt mịn, không bị dính vào nhau khi tiếp xúc với nước. Để kiểm tra chất lượng, bà con có thể thử ngâm một lượng nhỏ thức ăn trong nước và quan sát liệu có hiện tượng vón cục hay không. Việc chọn thức ăn có chất lượng tốt sẽ góp phần vào thành công của mùa vụ nuôi tôm, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh do vấn đề sức khỏe tôm.
Đảm bảo chất lượng, kích thước đồng đều
Thức ăn tiêu chuẩn cho tôm sú ăn sẽ được thiết kế với 6 kích thước khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của tôm. Tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính của mỗi viên thức ăn dao động từ 1,5 đến 2 lần.
Đối với tôm nhỏ có trọng lượng từ 0,1 đến 8 gam, bà con có thể lựa chọn thức ăn ở dạng mảnh hoặc viên nhỏ. Tuy nhiên, khi trọng lượng của tôm vượt quá 8 gam, thức ăn dạng viên là lựa chọn phù hợp nhất.
Lâu bị rã trong nước
Để kiểm tra độ bền của thức ăn dành cho tôm sú trong nước, bà con có thể thực hiện thử nghiệm đơn giản sau. Lấy khoảng 5 gam thức ăn và cho vào một cốc thủy tinh chứa nước. Để yên thức ăn trong cốc khoảng 15 phút, sau đó, bà con dùng đũa khuấy nhẹ một lần.
Sau khi khuấy, bà con hãy quan sát xem các viên thức ăn có tan ra hay không và liệu chúng có bị vỡ nát khi cầm lên không. Độ bền của thức ăn được đánh giá dựa trên thời gian thức ăn giữ nguyên hình dạng trong nước, với tiêu chuẩn tối thiểu là 2 giờ. Điều này giúp đảm bảo rằng thức ăn không tan quá nhanh, cho phép tôm có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
>>> Xem thêm: Các loại thức ăn tăng đề kháng cho tôm và cách sử dụng
Hướng dẫn cho tôm sú ăn đúng cách
Trong giai đoạn ương giống tôm sú, việc điều chỉnh lượng thức ăn cần phải được tiến hành một cách linh hoạt và khoa học. Do đó, bà con cần chú ý đến sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác cũng như điều kiện thời tiết để đưa ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, mật độ của thức ăn tự nhiên có trong nước, màu sắc của nước ao và mật độ tôm trong ao cũng là những dấu hiệu quan trọng giúp bà con ước lượng lượng thức ăn cần thiết cho tôm sú ăn.
Trong giai đoạn đầu sau khi thả giống, bà con nên cho tôm sú ăn với lượng khoảng 1,5 đến 2 kg thức ăn cho mỗi 100.000 con. Sau mỗi hai ngày, lượng thức ăn cần tăng thêm từ 0,2 đến 0,3 kg/100.000 con. Khi tôm đạt từ 7 đến 9 ngày tuổi, thức ăn dạng bột mịn nên được rải cách bờ ao từ 2 đến 4 mét.
Từ ngày thứ 15 trở đi, việc cho ăn cần được thực hiện bằng sàng, đặt cách bờ từ 1,5 đến 2 mét. Đặc biệt, mật độ đặt sàng là từ 2 sàng trên mỗi 1.600 đến 2.000 mét vuông. Mỗi ngày, bà con cần kiểm tra sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau như sau:
- Nếu tôm ăn hết, tăng thêm 5% lượng thức ăn
- Nếu thức ăn thừa dưới 10%, giữ nguyên lượng
- Nếu thừa từ 11% đến 25%, giảm 10% lượng thức ăn
- Nếu thừa từ 26% đến 50%, giảm 30%.
- Trong trường hợp tôm giảm ăn quá nhiều, tức là hơn 50% thức ăn còn lại, bà con cần tạm ngừng cho tôm sú ăn để điều chỉnh.
Bên cạnh đó, sau 15 ngày tôm sú cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh. Do đó, quá trình chọn thức ăn đóng vai trò vô cùng. Cụ thể, thức ăn cần có độ đạm từ 35% đến 42% tùy vào giai đoạn phát triển của tôm và phải có mùi đặc trưng, kích thích tôm săn mồi hiệu quả.
Qua bài viết trên, BIOGENCY đã giới thiệu đến bà con những phương pháp và cách lựa chọn thức ăn cho tôm sú ăn. Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố cần lưu ý khi mua thức ăn cho tôm sú, từ đó áp dụng vào thực tế để tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và tối ưu hóa lợi nhuận từ việc nuôi trồng. Nếu bà con còn thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh