Bảo vệ môi trường là yếu tố cần được nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản quan tâm để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Nếu không có các biện pháp phù hợp, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm và dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Vậy đâu là những phương pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường khi nuôi trồng thuỷ sản? Mời bà con cùng BIOGENCY tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Thực trạng ô nhiễm môi trường và ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò lớn trong việc cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu. Song song đó, các mô hình nuôi trồng cũng ngày càng đa dạng, bao gồm nuôi chuyên canh, nuôi ghép, nuôi lồng bè và nuôi sinh thái.
Theo thống kê năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản đã đạt 1.135 nghìn ha, tăng gần 11% so với năm 2010. Đồng thời, sản lượng nuôi trồng cũng đạt 9 triệu tấn, cao gấp nhiều lần so với năm 2000. Ngoài việc xuất khẩu, ngành nuôi trồng còn cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho người dân. Tiêu thụ cá bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu, đạt khoảng 33 kg/người/năm.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành thuỷ sản cũng dẫn đến áp lực lớn đối với môi trường nước, đặc biệt là ở các vùng nuôi tập trung. Phần lớn nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải từ thức ăn dư thừa, phân thải của động vật thủy sản và việc sử dụng hóa chất không kiểm soát.
Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản góp phần cải thiện thu nhập của người dân và nâng cao giá trị xuất khẩu quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Do đó, nếu không có biện pháp phù hợp khi nuôi trồng thuỷ sản, môi trường sẽ bị tác động tiêu cực như:
- Ảnh hưởng nguồn nước và đất: Hoạt động nạo vét ao nuôi, sử dụng thức ăn, phân bón và hóa chất trong sản xuất khiến các chất hữu cơ, kim loại nặng, nitơ và phốt pho dư thừa tích tụ trong nước. Những chất thải này không được xử lý kịp thời sẽ làm suy thoái môi trường nước, giảm độ pH và gây ô nhiễm đất xung quanh. Do vậy, người nuôi thuỷ sản cần quản lý nguồn nước để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện năng suất nuôi trồng.
- Phá huỷ sự đa dạng sinh học: Một trong những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường từ ngành thủy sản là sự suy giảm đa dạng sinh học. Việc nuôi trồng các loài thủy sản ngoại lai, không phù hợp với điều kiện tự nhiên của môi trường địa phương sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn và cạnh tranh với các loài bản địa. Hơn nữa, bà con cũng vô tình phá huỷ hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi cỏ biển và các rạn san hô.
- Gây xung đột sử dụng đất: Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản sẽ gây ra xung đột sử dụng đất với các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông,… Ngoài ra, quy hoạch nguồn nước không hợp lý giữa các khu vực có thể dẫn đến tình trạng tranh chấp, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất.
Áp dụng các giải pháp giúp bảo vệ môi trường trong ngành nuôi trồng thủy sản
Bảo vệ môi trường trong ngành nuôi trồng thủy sản là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Sau đây là những giải pháp cần sự phối hợp của nhiều bên:
- Cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng địa phương. Việc này phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế khác.
- Các tổ chức quản lý môi trường thực hiện kiểm tra định kỳ về chất lượng nước, thức ăn, thuốc thú y và hóa chất trong hoạt động nuôi trồng. Đồng thời, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng phải đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải và tái chế nước.
- Cơ quan quản lý tài nguyên cần bảo tồn các giống thủy sản bản địa, ngăn chặn nhập khẩu các loài ngoại lai không kiểm soát. Ngoài ra, doanh nghiệp nên ưu tiên nghiên cứu và sử dụng giống thủy sản có khả năng thích nghi cao với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Các tổ chức xã hội và doanh nghiệp cần phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng nuôi trồng.
- Cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm.
- Cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu phải hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tổ chức các hội thảo về nuôi trồng thủy sản bền vững.
- Các tỉnh cần phối hợp trong việc phân bổ và quản lý nguồn nước một cách hợp lý giữa các hoạt động nuôi trồng, sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm và xâm nhập mặn cũng cần được triển khai đồng bộ.
Qua bài viết trên, BIOGENCY đã giới thiệu đến bà con về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bà con có các biện pháp phù hợp để không gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Nếu bà con đang tìm kiếm giải pháp xử lý rác thải trong nuôi trồng thuỷ sản thì có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của ngành nuôi tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh