Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam

Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam

Cá chình là loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến nhờ khả năng thích nghi tốt với môi trường. Chúng có thân dài, hình trụ, không vảy và sống chủ yếu ở vùng nước lợ, nước ngọt. Trong bài viết này, BIOGENCY sẽ giúp bà con hiểu rõ về đặc điểm, phân loại và sự phân bố của loại cá này tại Việt Nam!

Cá chình là gì?

Cá chình là loài cá thuộc bộ Anguilliformes, thường được tìm thấy ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á và vùng bờ biển Đông Bắc của Hoa Kỳ. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 1°C đến 38°C.

Nhờ vào đặc tính trên, cá chình có phạm vi sinh sống rộng rãi, xuất hiện ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Loài cá này sở hữu thân hình thuôn dài, da trơn không vảy, giúp chúng dễ dàng di chuyển trong môi trường nước.

Cá chình là loài cá đặc biệt, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, khác lạ với những loại cá khác. Ngoài ra, cá chình còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao và được ví như một vị thuốc tốt cho việc nâng cao sức khỏe con người.

Trong 100 gram thịt cá chình đã nấu chín cung cấp khoảng 236 Calo; 23,65 gram Protein; 14,9 gram chất béo, cũng như một số Vitamin và khoáng chất khác như Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12, Lysine, Omega-3, Kẽm, Sắt, Kali, Phốt-pho. Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá chình được dùng trong các món ăn cao cấp, bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể.

Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam
Cá chình là loài cá da trơn, sống đa dạng môi trường.

Đặc điểm của cá chình

Cá chình thuộc họ cá da trơn, sở hữu thân hình thuôn dài, trung bình khoảng 40-50 cm. Lớp da của chúng khá dày, không có vảy và được bao phủ bởi một lớp nhầy giúp giảm ma sát khi di chuyển trong nước. Phần đầu cá chình nhọn, đuôi dẹt, giúp chúng dễ dàng luồn lách qua các khe đá hoặc ẩn nấp dưới bùn cát.

Màu sắc của cá chình rất đa dạng, có thể là đen, xám, nâu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào môi trường sống. Bụng của chúng thường có màu xám nhạt hoặc trắng. Nhìn bề ngoài, cá chình có hình dáng tương đồng với lươn hoặc rắn biển vì vậy, chúng còn được ngư dân gọi bằng những tên khác như “lươn biển”.

Về tập tính ăn uống, cá chình chủ yếu săn mồi vào ban đêm, thức ăn ưa thích của chúng là các loại côn trùng, động vật giáp xác thủy sinh và một số loài cá nhỏ khác.

Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam
Cá chình có đặc điểm thân dài, da trơn, săn mồi ban đêm hiệu quả

Phân loại cá chình

Cá chình được chia thành hai nhóm chính dựa trên môi trường sống: Cá chình biển và cá chình nước ngọt. Đa số loài cá chình thích nghi với môi trường nước sâu hoặc nông, sống ẩn dưới đáy biển hoặc những khu vực có bùn cát, ngoài ra:

  • Cá chình nước ngọt (Anguilla rostrata): Loài cá này phát triển trong môi trường nước ngọt như sông, suối nhưng di cư ra biển để sinh sản.
    + Kích thước tương đối nhỏ, chủ yếu sinh sống trong môi trường nước ngọt.
    + Có tập tính đặc biệt, dành phần lớn cuộc đời ở sông, suối nhưng khi đến mùa sinh sản lại di cư ra biển (di trú xuôi dòng).
  • Cá chình biển: Hay còn được gọi là Mạn Lệ Ngư có kích thước lớn với trọng lượng dao động từ 4-5 kg và có thể vượt quá 10 kg. Loài cá này được chia làm 3 loại: Cá chình hoa (hay còn gọi là cá chình bông), cá chình dừa và cá chình nghệ.
    + Cá chình biển có vây lớn, di chuyển linh hoạt, sức khỏe vượt trội và tuổi thọ cao.
    + Bộ răng sắc bén, có thể tung ra những cú đớp đầy uy lực.
Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam
Khám phá loài cá chình nước suối.

Sự phân bố cá chình tại Việt Nam

Theo nghiên cứu “Điều tra về cá chình miền Trung” của Trần Thị Hồng Hoa và Nguyễn Hữu Phụng (2003), cá chình không chỉ sinh sống ngoài khơi mà còn di cư vào vùng thượng nguồn trong mùa sinh sản. Một số sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Yên và sông Hoạt là các nơi có sự xuất hiện phổ biến của loài cá này.

Đặc biệt khi vào mùa nước dâng lên, cá chình còn được tìm thấy nhiều ở các cửa sông như Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Sung và Lạch Bạng, nơi chúng di chuyển theo dòng nước để tìm kiếm thức ăn, sinh sản.

Trong số các loài cá chình tại Việt Nam, cá chình bông có phạm vi phân bố rộng rãi nhất ở khu vực miền Trung. Ngoài ra một số địa điểm khác cũng phổ biến loài cá này như Đầm Châu Trúc (Bình Định), sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Hương (Thừa Thiên Huế), sông Ba (Gia Lai) và sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, loại cá này khá hiếm gặp ở miền Bắc vì điều kiện tự nhiên không phù hợp.

Cá chình: Đặc điểm, phân loại và sự phân bố tại Việt Nam
Cá chình phân bố nhiều ở miền Trung Việt Nam

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về cá chình, từ đặc điểm, phân loại đến sự phân bố của loài cá này tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết, bà con sẽ đã có thêm những kiến thức hữu ích về cá chình và có phương pháp nuôi phù hợp. Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc giải pháp liên quan, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!

>>> Xem thêm: Cách xử lý nước ao nuôi cá bị thối, bị đục

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký