Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề môi trường đáng báo động. Bởi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhưng công tác xử lý nước thải vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy thực trạng này cụ thể ra sao, những giải pháp nào đang được triển khai để giảm thiểu ô nhiễm? Hãy cùng BIOGENCY cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi tại Việt Nam

Ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong năm 2024, với giá trị sản xuất tăng 5,4% so với năm 2023, tiếp tục chiếm trên 26% GDP và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Trong đó:

  • Tổng đàn lợn đạt 26,59 triệu con, tăng 4,1%, và đàn gia cầm đạt khoảng 575,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,26 triệu tấn, tăng 5,4%, trong đó thịt lợn hơi đạt 5,16 triệu tấn, tăng 6,6%, và thịt gia cầm hơi đạt 2,43 triệu tấn, tăng 5,4%.
  • Sản lượng sữa tươi đạt 1,23 triệu tấn, tăng 6,0%, và sản lượng trứng đạt 20,2 tỷ quả, tăng 5,0%.

Những kết quả này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt khi giá thịt lợn hơi tăng và giá nguyên liệu thức ăn giảm đã tạo động lực cho người nuôi duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với thách thức như dịch tả lợn châu Phi và ảnh hưởng của thiên tai. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp kịp thời để đảm bảo phát triển bền vững.

Ngành chăn nuôi Việt Nam có tiềm năng phát triển bền vững cao
Ngành chăn nuôi Việt Nam có tiềm năng phát triển bền vững cao

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo số liệu từ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, lượng nước thải chăn nuôi hàng năm ước tính khoảng hơn 374 triệu m³, chủ yếu từ nuôi lợn thịt và bò sữa. Tuy nhiên, phần lớn lượng nước thải này chưa được xử lý hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước đây, việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi trong canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu hành lang pháp lý rõ ràng. Để khắc phục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Quy chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi, giúp giảm chi phí xử lý và tận dụng nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức
Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường

Ngành chăn nuôi tại Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm hướng đến phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là xu hướng tất yếu khi chính quyền và người dân cùng chung tay thực hiện, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên. Đồng thời góp phần giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trước hết, hệ thống cơ sở pháp lý về chăn nuôi đã được hoàn thiện với Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ năm 2020 cùng các thông tư, văn bản hướng dẫn từ Bộ NN&PTNT. Điều này giúp định hướng rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030,. Tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1520/QĐ/TTg, tập trung vào các đề án ưu tiên như phát triển công nghiệp chế biến thức ăn, hệ thống chuồng trại, xử lý chất thải và ứng dụng khoa học công nghệ.

Một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về môi trường. Đặc biệt là hành vi xả thải không qua xử lý. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi về lợi ích của kinh tế tuần hoàn, nhất là đối với các trang trại tập trung theo quy hoạch. Xem thêm: Xử phạt hành chính khi xả chất thải chăn nuôi không đúng quy định>>>

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và xử lý nước thải chăn nuôi, cũng như chất thải nói chung đang được đẩy mạnh. Các mô hình liên kết chuỗi sản xuất, tái chế chất thải thành phân bón hữu cơ hoặc khí sinh học đã mang lại hiệu quả thực tế, vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi cũng cần được chú trọng hơn. Điều này nhằm giúp người dân hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng mô hình này. Khi các giải pháp trên được triển khai đồng bộ, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phát triển hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn

Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra cơ hội để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững. Nếu thực hiện tốt, ngành chăn nuôi Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế tuần hoàn đất nước. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả với 4 dòng vi sinh Microbe-Lift