Nitrat hoa tai be hieu khi

02 hiện tượng xảy ra tại bể hiếu khí do quá trình Nitrat hóa

Nitrat hóa là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hai hiện tượng xảy ra tại bể hiếu khí do quá trình Nitrat hóa các kỹ sư cần quan tâm là: pH sụt giảm và không có khả năng Nitrat hóa một cách hoàn toàn.

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc quan sát và khắc phục sự cố tại bể lắng và bể hiếu khí là điều quan trọng mà các kỹ sư cần quan tâm. Bài viết này Microbe-Lift đề cập đến “quá trình Nitrat hóa” xảy ra tại bể hiếu khí. Hy vọng sẽ hữu ích với cho bạn đọc. Hãy cùng Microbe-Lift theo dõi nhé!

Nitrat hóa là quá trình oxy hoá Amoniac thành Nitrat với sản phẩm trung gian là Nitrit. Để loại bỏ Nitơ trong nước thải thì quá trình Nitrat hóa là một bước quan trọng để khởi động chu trình chuyển hóa Nitơ.

Chu trinh Nito quá trình Nitrat hóa
Hình 1. Chu trình Ni-tơ.

>> Xem thêm: 02 VI KHUẨN THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA HIỆU QUẢ NHẤT?

Nitrat hóa là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hai hiện tượng xảy ra tại bể hiếu khí do quá trình Nitrat hóa các kỹ sư cần quan tâm là pH sụt giảm và không có khả năng Nitrat hóa một cách hoàn toàn.

pH sụt giảm trong quá trình Nitrat hóa

Nguyên nhân là do không đủ độ kiềm trong nước thải hoặc chất thải có tính axit hiện diện trong nước thải đầu vào.

Trường hợp này cần giám sát và kiểm tra pH và độ kiềm trong nước thải đầu vào.

Cách khắc phục: Tăng pH bằng cách cho thêm chất kiềm như NaHCO3, Na2CO3.

Không có khả năng Nitrat hóa một cách hoàn toàn

Bể hiếu khí không có khả năng thực hiện quá trình Nitrat hóa một cách hoàn toàn thường do các nguyên nhân:

  • Lượng DO bị giới hạn.
    + Trường hợp này cần kiểm tra chỉ số DO trong bể hiếu khí.
    + Cách khắc phục: Tăng sục khí hoặc giảm tải đầu vào. DO cần duy trì ở mức 2–3 mg/L.
  • Sự tăng tải trọng Ni-tơ hằng ngày.
    + Trường hợp này cần kiểm tra TKN và tốc độ chảy của nước thải đầu vào.
    + Cách khắc phục: Tăng MLSS bằng cách bổ sung men vi sinh MicrobeLift IND. Tăng sục khí.
  • Lượng vi sinh Nitrat hóa quá thấp.
    + Trường hợp này cần kiểm tra sự thoát chất rắn sinh học nước thải đầu ra. Kiểm tra tốc độ hao mòn/mất mất của bùn.
    + Cách khắc phục: Bổ sung men vi sinh xử lý Ammonia Microbe-Lift N1. Giảm tải chất rắn đi vào trong bể lắng.
  • pH và chất kiềm thấp.
    + Trường hợp này cần kiểm tra pH và tính kiềm của nước thải đầu vào và bùn lỏng trộn lẫn.
    + Cách khắc phục: Tăng pH bằng cách cho thêm chất kiềm.

Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND chứa hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với hiệu quả xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Do vậy, tăng hiệu suất của các bể như: Bể Aerotank, MBR, MBBR, mương oxy hóa… sẽ góp phần tăng hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống. Giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.

Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia Microbe-Lift N1 là vi sinh dạng lỏng được thiết kế chuyên biệt, nhằm tối ưu hóa quá trình Nitrat hóa trong hệ thống xử lý nước thải có chứa làm lượng Nitơ cao. Là bước đệm quan trọng để tăng hiệu suất tối đa cho quá trình Khử Nitrat.

Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với từng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ cho Microbe-Lift qua số 0909 538 514 hoặc nhắn tin tại fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift. Microbe-Lift sẽ hỗ trợ và tư vấn phương án phù hợp cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

NITRIFICATION/DENITRIFICATION IN INTERMITTENT AERATION PROCESS FOR SWINE WASTEWATER TREATMENT
By Jiayang Cheng and Bin Liu


Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận