Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau được sử dụng. Một số loại được kể đến như: Axit (H2SO4, HCl,…), Xút (NaOH), Clorin, Javel, Methanol, Polimer, PAC, Phèn, Soda, Mật rỉ đường, Vi sinh, Ure, DAP,…
Thông thường khi chúng ta luôn tính toán để vừa đủ số lượng sử dụng và lưu trữ theo tuần/tháng hoặc quý. Do vậy, việc bảo quản và lưu trữ các loại sản phẩm này đôi khi làm chúng ta bối rối. Do mỗi loại có tính chất và hoạt tính rất khác nhau. Bài viết này, Microbe-Lift sẽ hướng dẫn cụ thể làm sao để bảo quản và lưu trữ sản phẩm xử lý nước thải đúng cách.
Các nội dung chính
Phân loại sản phẩm xử lý nước thải theo đặc tính
Phân loại sản phẩm và lưu trữ riêng theo khu vực:
- Sản phẩm không ổn định hoặc có tính phản ứng rất cao. Hoặc có thể trở nên không ổn định trong điều kiện nhất định như: Ure, DAP, Polimer, PAC, Soda, Phèn, Chế phẩm sinh học…
- Một số sản phẩm có nguy cơ cháy nổ như: Methanol, Ethanol…
- Sản phẩm có nguy cơ tràn đổ. Gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người lao động và môi trường như: Axit, Xút, Clorine, Javel…
>> Xem thêm: 06 SỰ CỐ VỀ MÁY THỔI KHÍ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Lựa chọn và thiết kế khu vực lưu trữ
Thông thường, khu vực lưu trữ các loại sản phẩm xử lý nước thải được thiết kế riêng. Gần các trạm xử lý nước thải để thuận tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, khu vực lưu trữ cần đảm bảo các yếu tố như sau:
- Khu vực phải có mái che phủ đầy đủ, tránh ánh nắng trực tiếp và nước mưa. Hầu hết các loại hóa chất sẽ bị biến đổi tính chất khi bị tác động bởi ánh nắng và nước.
- Sản phẩm phải được đựng trong các thùng chứa, bao kín, tránh tạp nhiễm, bao gói phải sạch và khô. Ví dụ:
+ H2SO4, Methanol, Mật rỉ đường: Đựng trong can.
+ KmnO4, Clorine: Đựng trong thùng.
+ Xút (NaOH), Javel, Methanol, Polimer, PAC, Phèn, Soda, Ure, DAP: Đựng trong bao…(Tham khảo vai trò NaOH trong xử lý nước thải)
+ Men vi sinh: Đựng trong chai hoặc túi nylon…
>> Xem thêm: HD KẾT HỢP BÙN HOẠT TÍNH ĐỂ NUÔI CẤY VI SINH MICROBE-LIFT KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, CÔNG SUẤT 1.000M3/NGÀY
- Lắp đặt các kệ, giá cao ráo, tránh ẩm ướt. Ví dụ như: Sàn gỗ, các palet, kệ.
- Các bồn chứa đảm bảo không bị ăn mòn (phủ epoxy), cần được kiểm tra thường xuyên khi sử dụng (bồn đựng Methanol, Clorine, Javel,…).
- Khu vực được thông gió tốt, có quạt hút được lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Lắp đặt các vòi nước, khu vực rửa tại khu vực gần kho chứa để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.
- Lắp đặt thiết bị chữa cháy hoặc bình chữa cháy ngay tại kho chứa.
- Phân chia các khu vực và đặt các bảng tên rõ ràng cho từng loại hóa chất dễ tìm, dễ thấy.
- Các loại sản phẩm dễ phản ứng với nhau nên để riêng như các loại sản phẩm dạng bột gần các loại sản phẩm dễ bị chảy nước, gây ẩm và phản ứng.
- Các chất dễ cháy như Methanol, Ethanol nên được lưu trữ cách xa nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt: Không được để trong khu vực đặt máy thổi, máy nén, hoặc bơm…
- Các thùng chứa không nên xếp chồng lên nhau cao hơn ba (3) mét. Tốt nhất là đặt các kệ xếp theo từng tầng riêng biệt.
Lưu trữ chất dễ cháy
Đối với các chất dễ cháy chủ yếu là Methanol và Ethanol, nên hạn chế số lượng lưu trữ. Thiết kế các khu vực lưu trữ cần các biện pháp như sau:
- Thiết kế khu vực riêng biệt, cách xa hoặc tách riêng các sản phẩm khác.
- Cách ly hoàn toàn nơi phát sinh nguồn nhiệt (máy móc, bơm, máy thổi khí), tránh xa khỏi vật liệu dễ cháy, nguồn lửa tiềm năng, v.v.
- Lắp đặt quạt thông gió, giảm nhiệt độ trong kho lưu trữ, hạn chế việc tích tụ các khí dễ bắt cháy.
- Lắp đặt thiết bị báo cháy, thường xuyên kiểm tra khu vực lưu trữ.
- Để sẵn các vật liệu chữa cháy như: cát, nước,…
Trên đây, Microbe-Lift đã giới thiệu bạn cách để bảo quản các sản phẩm xử lý nước thải. Microbe-Lift hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong quá trình vận hành.
Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với từng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ cho Microbe-Lift qua số 0909 538 514 hoặc nhắn tin tại fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift. Microbe-Lift sẽ hỗ trợ và tư vấn phương án phù hợp cho bạn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh