Bệnh run chân ở cua biển: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh run chân ở cua biển: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh run chân ở cua biển cũng là một trong những bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên hiện chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào phương pháp điều trị loại bệnh này. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tổng hợp.

Bệnh run chân ở cua biển là gì?

Bệnh run chân ở cua biển là một loại bệnh do ký sinh trùng gây ra trong các mô liên kết của tim, chân bò và ruột, huyết tương, bệnh nặng khiến chân bò của cua run nên còn gọi là bệnh run chân.

Theo các tài liệu thì bệnh run chân xuất hiện chủ yếu vào mùa ấm, nhiệt độ từ 190- 280C. Bệnh phân bố ở một số loài cua biển và cua nước ngọt.

Tỷ lệ chết khá cao ở cua xanh (Paralithodes platypus) (Johnson, 1984), cua hoàng đế (Lithodes aequispina) (Meyers và CTV, 1990) và cua- Carcinus mediterraneus (Bonami & Pappalardo, 1980). Cua nước ngọt (Eriocheir sinensis) ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm bệnh trong các ao nuôi 34,3% và bệnh có thể gây chết từ 30-90% (theo Wen Wang, Zhifeng Gu, 2002).

Bệnh run chân ở cua biển: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Cua chết do ký sinh trùng.

Hiện ở nước ta bệnh run chân ở cua biển chưa có phương pháp điều trị, do đó nếu cua nhiễm ký sinh trùng gây bệnh run chân thì nguy cơ cua chết cao hoặc chất lượng cua không đảm bảo dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

Nguyên nhân gây nên bệnh run chân ở cua biển

Nguyên nhân gây bệnh run chân được xác định do ký sinh trùng Rickettsia có hình cầu, đường kính 0,22-0,35 μm, kí sinh nội bào. Giống Rickettsia ký sinh trong cơ và mô liên kết và xâm nhập đến các mô bằng các tế bào máu của cua. Ngoài ra một số trường còn tìm thấy thể virus và vi bào tử.

Triệu chứng thường thấy ở cua bị bệnh run chân:

  • Cua kém ăn, hoạt đồng yếu.
  • Không phản ứng với các tác động bên ngoài.
  • Bệnh nặng khiến chân bò run.

Một bệnh nhiễm trùng do một sinh vật giống rickettsia (RLO) gây ra đã được phát hiện ở loài cua hoàng đế xanh Paralithodes platypus từ phía đông Biển Okhotsk. Các dấu hiệu bên ngoài của bệnh là lờ đờ và đường tiêu hóa trống rỗng. Mổ những cá thể bị nhiễm bệnh cho thấy gan tụy của họ có màu vàng nhạt.

Bệnh run chân ở cua biển: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Hình ảnh Giống Rickettsia ký sinh trong cua hoàng đế xanh.

>>> Xem thêm: Bệnh teo cơ ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cách phòng bệnh run chân ở cua biển

Hiện tại ở Việt nam chưa đi sâu nghiên cứu bệnh Rickettsia trong cua biển. Do đó bệnh này còn ít báo cáo về kết quả phòng và trị bệnh, chủ yếu người nuôi cần áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp sau:

  • Con giống đảm bảo chất lượng, kích thước đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, đầy đủ phụ bộ.
  • Giữ gìn môi trường sống trong sạch cho cua nuôi, duy trì chất lượng nước tối ưu, độ mặn từ 15 – 25‰, pH từ 7,5 – 8,2.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh thức ăn thừa.
  • Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả nuôi. Phơi đáy từ 5 – 10 ngày, nếu đáy nhiều bùn thì vét bớt bùn, rác.
  • Bón vôi khắp đáy và trên bờ ao, quét vôi trong và ngoài đăng chắn, làm tốt khâu cải tạo, sát trùng, loại bỏ các chất cặn bã, chất thải của quá trình nuôi
  • Trước khi thả nên sát trùng bằng dung dịch formaline 20 – 30 ppm hoặc sunphát đồng 2 – 4 ppm trong vòng 20 – 30 phút. Có thể dùng thuốc phun vào ao trong thời gian kể từ lúc bắt đầu thả nuôi, nồng độ thuốc thấp hơn 7 – 10 ppm so với nồng độ tắm cho cua. Chỉ nên dùng với ao nhỏ, mật độ nuôi cao.
  • Để phòng các mầm bệnh trong thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống, ta có thể khử trùng thức ăn trước khi cho cua ăn. Thức ăn rửa sạch ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 – 10 ppm trong 20 – 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch rồi cho cua ăn. Tốt nhất nên cho cua ăn thức ăn được nấu chín.

Trên đây là các tổng hợp về bệnh run chân ở cua biển để bà con nuôi trồng tham khảo, kịp thời có phương án phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nhé!

Tài liệu tham khảo
1. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 
2. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S002220111930343X 

>>> Xem thêm: Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký