Ốc đinh xuất hiện trong ao tôm đã gây ra không ít trở ngại cho bà con trong quá trình nuôi và ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, đặc biệt là khi mật độ ốc đinh càng cao thì sự ảnh hưởng càng lớn. Vì sao ốc đinh lại xuất hiện trong ao nuôi tôm? Và làm thế nào để diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm hiệu quả? Mời bà con cũng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Vì sao ốc đinh xuất hiện trong ao nuôi tôm?
Ốc đinh (hay còn được gọi là ốc hút), là một loại nhuyễn thể có hình dạng bên ngoài xoắn ốc, kích thước nhỏ, khoảng từ 1-2cm. Môi trường sống ưa thích của ốc đinh là vùng ven khu vực nước lợ hoặc nước mặn. Chúng thường phát triển nhiều hơn vào mùa mưa và thường thấy ở các ao nuôi tôm có mực nước thấp. Nguyên nhân vì đâu mà ốc đinh xuất hiện trong ao nuôi tôm?
Ốc đinh xuất hiện trong ao nuôi tôm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:
- Ốc đinh thường đẻ trứng nhiều vào mùa mưa, do đó khi bà con thay nước cho ao nuôi tôm nhưng không lắng, lọc và xử lý kỹ nước sẽ làm trứng ốc trôi vào ao và sinh sôi.
- Ốc đinh còn sót lại ở vụ nuôi trước nhưng quá trình cải tạo ao (như sên vét, hút bùn, rửa đáy…) không kỹ khiến chúng tiếp tục sinh sôi ở vụ nuôi sau.
Lý do cần phải diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm
Ốc đinh không gây nhiều tác hại cho tôm khi chúng ở mật độ thấp, không những thế ốc đinh còn là một trong những loại thức ăn ưa thích của tôm. Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều ốc đinh với mật độ cao trong ao nuôi tôm, chúng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực lên sự phát triển của tôm, cụ thể là:
- Ốc đinh cạnh tranh thức ăn trực tiếp với tôm khiến tôm bị thiếu thức ăn dẫn đến chậm lớn.
- Quá trình sống của ốc đinh cũng cần nhiều khoáng và kiềm để hình thành vỏ, khi chúng lấy kiềm và khoáng trong ao nuôi sẽ khiến độ kiềm và khoáng trong ao giảm, kéo theo đó là độ pH cũng giảm khiến tôm bị mềm vỏ, quá trình lột xác bị khó khăn, sức đề kháng cũng giảm sút và do đó dễ nhiễm vi khuẩn, vi-rút gây hại.
- Ốc đinh là nơi ký sinh của nhiều mầm bệnh hại cho tôm, ví dụ như bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS), hội chứng tôm chết sớm (EHP),… khi tôm ăn phải ốc đinh có mầm bệnh thì khả năng tôm nhiễm bệnh rất cao, làm người nuôi khó kiểm soát dịch bệnh và điều trị kịp thời.
Với những tác hại nêu trên của ốc đinh, khi thấy sự tồn tại của ốc đinh trong ao nuôi tôm, bà con nên tiêu diệt chúng một cách triệt để. Nhưng làm thế nào để diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm hiệu quả? Mời bà con cùng tham khảo cách làm sau của Biogency
Cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm hiệu quả
Có 2 giai đoạn bà con cần diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm, đó là giai đoạn trước khi thả giống (giai đoạn chuẩn bị ao) và giai đoạn sau khi thả giống (giai đoạn nuôi).
Diệt ốc đinh trong giai đoạn chuẩn bị ao (chưa thả tôm)
Đối với giai đoạn này, để diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm hiệu quả, bà con cần chú trọng công tác cải tạo ao. Cần sên vét đáy ao một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, sử dụng vôi CaO loại dạng bột để rải đều khắp ao (từ đáy ao đến bờ ao), rải nhiều ở những khu vực có ốc đinh và bùn đen, liều dùng vôi bột CaO là từ 200-300kg/hecta.
Bà con cần phải có ao lắng để chứa nước và xử lý trước khi cấp nước vào ao nuôi tôm. Nước khi cấp vào ao lắng cũng cần phải lọc qua lưới dày để giảm thiểu ốc và tạp khác trôi theo vào ao. Sau khi cấp nước vào ao lắng, cần ngâm nước từ 5-7 ngày để các ấu trùng lỡ có trôi vào ao sẽ nở hết, rồi bà con dùng hóa chất để diệt hết. Sau đó tiếp tục diệt khuẩn.
Sau khi chất diệt khuẩn trong nước bay hơi hết (khoảng 2-3 ngày), bà con tiến hành cho nước vào ao nuôi, cũng sử dụng lưới lọc để loại bỏ tạp chất. Nếu khi cấp nước vào ao nuôi mà vẫn thấy còn ốc đinh, bà con cần xả nước, sử dụng thuốc diệt ốc đinh chuyên dụng hoặc Đồng Sunfat đánh xuống ao để diệt ốc đinh và làm lại quy trình cấp nước.
Diệt ốc đinh trong giai đoạn nuôi (sau khi thả tôm)
Sau khi thả nuôi, bà con cũng cần trữ nước trong ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi để tránh ốc đinh trôi vào ao. Trường hợp có ấu trùng ốc đinh trôi vào ao và sinh sôi, bà con không nên sử dụng hóa chất để diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm vì sẽ gây ảnh hưởng đến tôm. Thay vào đó, bà con có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Quan sát xem ốc đinh hoạt động nhiều nhất vào lúc nào, sau đó thả mồi và nhử chúng lên bờ hoặc nhử chúng vào nhá, vó và dùng dụng cụ bắt lại. Không cào trực tiếp ốc đinh từ đáy ao tôm lên vì ở tầng đáy ao chứa khá nhiều chất ô nhiễm, việc xáo trộn đáy sẽ khiến nước ao cũng ô nhiễm theo và làm khí độc phát sinh gây hại cho tôm.
- Sử dụng các tấm nan tre để diệt ốc đinh cũng được xem là một biện pháp khá hiệu quả. Vì đặt tính của ốc đinh là chúng thích bám vào giá thể như nan, tre nên khi đặt nan tre xung quanh ao sẽ khiến ốc đinh bơi đến và bám vào, giúp làm giảm ốc đinh trong ao tôm.
Để nuôi tôm khỏe và về size lớn tốt, bà con nên cho tôm ăn thức ăn có bổ sung men đường ruột để cung cấp các chủng vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm, giúp tôm xử lý tốt thức ăn và có sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh có trong ốc đinh xâm nhập vào tôm khi tôm vô tình ăn phải.
Ngoài ra, bà con cũng nên tăng cường sử dụng vi sinh để xử lý các vấn đề của nước ao nuôi để giảm các tác động tiêu cực của môi trường cũng như dịch bệnh lên tôm, để chúng khỏe và phát triển tốt, như Microbe-Lift AQUA C, Microbe-Lift AQUA N1, Microbe-Lift AQUA SA. Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm hoặc cần tư vấn về các dòng men vi sinh nêu trên, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh