cbts 01

Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản tối ưu

Nước thải chế biến thủy sản không được xử lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Cần áp dụng các giải pháp xử lý bằng vi sinh. Đây là phương án an toàn nhất cho môi trường và người sử dụng.

Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải chế biến có độ ô nhiễm cao. Nguyên nhân là do các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật có trong nước thải. Các chất hữu cơ này có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Đặc biệt, chỉ số amoni có trong nước thải cao hơn các loại nước thải khác.

Amoni xuất phát từ nguồn như nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Cụ thể: trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… và nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn.

Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản tối ưu nhất là phương pháp xử lý sinh học. Các hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí hoặc hiếu khí có khả năng xử lý amoniac hiệu quả.

Xử lý Amoni trong nước thải chế biến thủy sản là việc nitrat hóa amoni NH3+ thành nitrat NO3-. Đây là 1 quá trình chuyển hóa thực hiện qua hai bước, với 2 loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Sản phẩm vi sinh duy nhất trên thị trường có cả hai chủng vi sinh này là Microbelift N1.

Chế phấm sinh học Microbe-Lift N1 bao gồm vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ Amoni được chia làm hai bước. Ở giai đoạn đầu tiên amoni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat.

Phương trình phản ứng như sau:

Giai đoạn 1: Ammonia + Oxygen +Bazo+ Nitrosomonas = Nitrit

Giai đoạn 2: Nitrit + Oxygen + Bazo + Nitrobacter = Nitrat (NO3)

Để chuyển đổi từ Amoni sang nitrit cần tỷ lệ 4,6/7,1 = oxy/bazo

Các vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên. Qua các phản ứng, chúng tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối.

nuoc thai che bien thuy san
Hình 1. Bể hiếu khí nước thải chế biến thủy sản khi kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND & N1

>>>Xem thêm: Khôi phục sự cố hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại Công ty TNHH liên hiệp quốc tế Elites Việt – Trung

Sau quá trình Nitrat hóa, là quá trình khử nitrat. Là phản ứng ô-xy hóa sinh học các hợp chất nitrate được thực hiện trong môi trường thiếu khí/kỵ khí. Theo đó nitrate được chuyển hóa thành khí ni-tơ trong quá trình được gọi là hô hấp kị khí. Quá trình này cần được bổ sung chế phẩm sinh học Microbe-lift IND để đạt hiệu quả xử lý cao.

Giai đoạn 3: NO3 + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

Sự có mặt của Microbe-Lift IND gia tăng toàn diện tốc độ ôxy hoá, khả năng phân huỷ sinh học. Quần thể vi sinh vật này làm giảm BOD, COD, TSS đầu ra. Cải thiện khả năng lắng trong các công đoạn làm sạch phía sau. Trong khi đó chúng làm giảm thể tích bùn của các hợp chất khó phân huỷ. Cụ thể là: acid béo, các hợp chất hoá học đa dạng, hydrocarbon và các chất xơ khác. Trong quá trình xử lý Nitơ sản phẩm, Microbe-lift IND thường được bổ sung vào bể kị khí hoặc thiếu khí để quá trình khử nitrate hóa diễn ra triệt để.

nuoc thai che bien thuy san
Hình 2. Bể hiếu khí nước thải chế biến thủy sản khi kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Microbe-lift IND & N1

Việc xử lý nước thải sẽ không còn khó khăn với sản phẩm Microbe-lift. Liên lạc với chúng được tư vấn cụ thể các phương án tiết kiệm và tối ưu nhất!


cbts 04

Hình 3. Sản phẩm Microbe-Lift N1 và IND được sử dụng tại hệ thống XL nước thải chế biến thủy sản

xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận