Xu hướng kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch trong năm 2025 đang mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững. Đây không chỉ là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thu hút du khách và đa dạng hóa trải nghiệm. Bà con hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu lợi ích của mô hình này, các mô hình tiêu biểu và dự đoán xu hướng phát triển trong 2025.
Lợi ích khi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch
Mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra lợi ích bền vững cho cộng đồng địa phương.
Lợi ích về kinh tế
Việc kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch đã giúp tăng đáng kể nguồn thu nhập cho người dân. Chẳng hạn, tại Long Sơn, các hộ nuôi hàu có thể thu hoạch từ 40 – 60 tấn/vụ, mang lại lợi nhuận đáng kể. Khi kết hợp thêm các dịch vụ như tham quan, ẩm thực và lưu trú, mô hình này mở ra cơ hội kinh doanh đa dạng, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định hơn.
Ngoài ra, mô hình này còn tạo thêm nhiều công việc cho người lao động địa phương, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp tại các khu vực nông thôn. Điều này không chỉ giúp nâng cao mức sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Lợi ích về môi trường
Việc bảo vệ rừng ngập mặn và cải thiện chất lượng nước tại các khu vực nuôi trồng giúp duy trì sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch sinh thái còn nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Một số mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch tiêu biểu
Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch đang trở thành xu hướng phát triển bền vững tại nhiều địa phương. Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu đang mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường tích cực bà con có thể tham khảo:
Mô hình nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang
Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều hộ dân đã đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch, giúp tăng thu nhập và thu hút khách tham quan. Du khách có cơ hội ngắm nhìn những đàn cá dưới làn nước trong xanh và tự tay cho cá ăn.
Theo ông Lê Đình Quảng, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phú Quốc, mô hình này đang phát triển mạnh và giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó tiêu biểu là hộ ông Trần Quốc Trung và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Gành Dầu, vừa nuôi cá vừa kinh doanh du lịch. Việc kết hợp này không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, nguồn cá từ các lồng bè chủ yếu được tiêu thụ trực tiếp qua khách du lịch, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Để duy trì mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững, địa phương đang quy hoạch phát triển theo hướng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là một hướng đi tiềm năng giúp cân bằng giữa kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn tại Bình Định
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai thí điểm mô hình nuôi thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn tại ao nuôi của anh Trương Hữu Tâm (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) với quy mô 10.000 m2.
Việc khai thác tiềm năng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản giúp gia tăng sinh kế cho người dân địa phương, đồng thời phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn tôm sạch, tôm sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn hạn chế rủi ro dịch bệnh, góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho ngành thủy sản.
Khi đến đây, du khách khi đến đây có thể trải nghiệm cảnh quan rừng ngập mặn, tự tay thả lưới, câu cá và thưởng thức hải sản tươi ngon ngay tại ao nuôi. Hoạt động này giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ hệ sinh thái và thúc đẩy du lịch xanh.
Nhờ áp dụng phương thức nuôi thân thiện với môi trường, mô hình này còn giúp giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ carbon và duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây được xem là giải pháp phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới, giúp cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ thiên nhiên, tạo nền tảng vững chắc để ngành thủy sản phát triển bền vững.

Mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thuỷ điện tại KonTum
Người dân làng chài Sê San (huyện Ia H’Drai, Kon Tum) kết hợp nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện với phát triển du lịch. Hiện có 6 cơ sở kinh doanh hộ gia đình, cung cấp dịch vụ tham quan, cắm trại, khám phá thác Mơ. Du khách đến đây không chỉ trải nghiệm thiên nhiên mà còn thưởng thức đặc sản cá tươi ngay tại hồ.
Hiện nay, chính quyền địa phương đang triển khai đề án kết hợp du lịch và bảo tồn nghề nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu là nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Làng chài Sê San ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách.
Nhờ mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch này, lượng khách đến Sê San tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2023, khu vực này đón khoảng 3.500 lượt khách, đến năm 2024 đã vượt 5.000 lượt. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 70% so với cùng kỳ năm trước, mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch. Đây là hướng đi tiềm năng giúp địa phương phát triển kinh tế ổn định.

Dự đoán sự phát triển mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch trong 2025
Mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch hứa hẹn phát triển mạnh trong năm 2025 nhờ tiềm năng lớn và nhu cầu trải nghiệm tăng cao. Tuy nhiên, để mở rộng bền vững, mô hình này vẫn cần vượt qua nhiều thách thức quan trọng.
- Thiếu quy hoạch tổng thể và cơ chế hỗ trợ từ chính quyền, khiến mô hình phát triển chưa đồng đều.
- Hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông và xử lý môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng du lịch.
- Sự phối hợp giữa ngành du lịch và thủy sản còn hạn chế, gây khó khăn trong quản lý và mở rộng mô hình.
Dự đoán trong năm 2025 hứa hẹn là giai đoạn bứt phá cho mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch nhờ chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Việt Nam có tiềm năng trở thành điểm đến hàng đầu về du lịch sinh thái thủy sản với những sản phẩm an toàn, đặc sắc từ nhiều địa phương. Điều này giúp người dân tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Bài viết trên đây BIOGENCY đã phân tích tiềm năng và thách thức của mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch trong năm 2025. Với định hướng phát triển bền vững, mô hình này hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Nếu bà con quan tâm đến giải pháp phát triển thủy sản kết hợp du lịch, liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!
>>> Xem thêm: Những lợi thế của Việt Nam để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
