Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng

Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng

Polymer trong xử lý nước thải là giải pháp quan trọng giúp tăng hiệu quả loại bỏ tạp chất, giảm ô nhiễm và đảm bảo chất lượng nước sau xử lý. Tuy nhiên, tùy vào đặc tính của nguồn nước thải mà bạn nên chọn các loại Polymer khác nhau để cải thiện chất lượng nước đầu ra và giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Cùng BIOGENCY tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Polymer là gì?

Polymer (còn được gọi là polime) là những hợp chất có cấu trúc phân tử lớn, được hình thành từ quá trình liên kết nhiều đơn vị monome nhỏ. Bạn có thể hình dung polymer giống như việc ghép các mảnh ghép nhỏ lại với nhau để hợp thành một mô hình hoàn chỉnh, trong đó mỗi monome đóng vai trò như một viên gạch tạo nên cấu trúc tổng thể. Đặc điểm chung của Polymer là:

  • Khối lượng phân tử lớn: Đặc trưng quan trọng của polymer chính là kích thước phân tử lớn, giúp chúng có nhiều tính chất độc đáo.
  • Cấu trúc đa dạng: Polymer có thể tồn tại dưới dạng mạch thẳng, mạch nhánh hoặc mạng lưới.
  • Tính chất linh hoạt: Tùy vào thành phần và cấu trúc, polymer có thể ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí nên sẽ phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống và công nghiệp.
Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng
Đặc trưng quan trọng của polymer chính là kích thước phân tử lớn.

Các loại Polymer thường dùng trong xử lý nước thải

Tùy vào tính chất của nước thải, bạn sẽ cần sử dụng các loại Polymer khác nhau để tối ưu quá trình xử lý. Dưới đây là những kiểu Polymer phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Polymer Cation mang điện tích dương

Polymer Cation là một hợp chất có khối lượng phân tử lớn, chứa các nhóm mang điện tích dương, thường là nhóm Amoni bậc bốn (-NR3+) hoặc nhóm phosphonium (-PR3+). Khi đưa vào nước thải, Polymer sẽ hút và bám lên bề mặt của các hạt có điện tích âm, giúp giảm lực đẩy tĩnh điện giữa chúng. Nhờ đó, các hạt nhỏ sẽ liên kết với nhau, hình thành các cụm bông cặn lớn hơn, dễ dàng lắng xuống và được tách ra khỏi nước. Ưu điểm của Polymer Cation là:

  • Khả năng tạo bông cặn hiệu quả, giúp tách nhanh các tạp chất hữu cơ trong nước thải.
  • Không ảnh hưởng đáng kể đến độ pH nên sẽ phù hợp với nhiều nguồn nước thải có tính axit hoặc kiềm nhẹ.
  • Ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực có lượng chất hữu cơ cao.

Ứng dụng của Polymer Cation:

  • Xử lý nước thải trong sản xuất giấy: Giúp loại bỏ chất hữu cơ, màu và chất rắn lơ lửng.
  • Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm: Hỗ trợ tách màu và hóa chất tẩy rửa.
  • Ngành chế biến thực phẩm: Giúp xử lý nước thải chứa dầu mỡ, protein và các chất hữu cơ khác.
  • Hệ thống xử lý nước thải đô thị: Hỗ trợ loại bỏ chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng trong nước thải sinh hoạt.
Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng
Polymer Cation được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.

Polymer Anion mang điện tích âm

Polymer Anion là một loại hợp chất cao phân tử có các nhóm mang điện tích âm, chủ yếu là nhóm carboxyl (-COO-) hoặc nhóm sulfonat (-SO3-). Chính nhờ đặc điểm này, Polymer Anion có khả năng keo tụ hiệu quả các hạt mang điện tích dương trong nước thải để quá trình keo tụ diễn ra hiệu quả. Ưu điểm của Polymer Anion:

  • Giúp loại bỏ kim loại nặng và tạp chất vô cơ có trong nước thải công nghiệp.
  • Hỗ trợ hiệu quả trong quá trình keo tụ, giúp tăng hiệu suất của hệ thống xử lý nước.
  • Ứng dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau.

Ứng dụng của Polymer Anion:

  • Ngành sản xuất giấy: Giúp xử lý màu và tạp chất hữu cơ trong nước thải.
  • Ngành dệt nhuộm: Hỗ trợ tách màu và hóa chất còn sót lại trong quá trình sản xuất.
  • Ngành chế biến thực phẩm: Tách dầu mỡ, chất hữu cơ và các hợp chất khó phân hủy.
  • Ngành khai thác mỏ: Hỗ trợ loại bỏ kim loại nặng và chất rắn lơ lửng trong nước thải.
Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng
Polymer Anion giúp loại bỏ kim loại nặng

Polymer lưỡng tính mang cả điện tích dương và điện tích âm

Polymer lưỡng tính chứa nhóm mang điện tích dương (Cation) và nhóm mang điện tích âm (Anion) trên cùng một chuỗi phân tử. Nhờ đặc tính này, Polymer lưỡng tính có thể kết hợp với nhiều loại hạt lơ lửng khác nhau trong nước thải để tối ưu hiệu suất xử lý. Những ưu điểm nổi bật của loại Polymer này là:

  • Có khả năng xử lý nhiều loại nước thải khác nhau, kể cả nước thải có thành phần phức tạp.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi độ pH nên sẽ giúp duy trì hiệu suất ổn định trong quá trình xử lý.
  • Tạo bông cặn chắc chắn, hạn chế tình trạng tan rã trong quá trình lắng.

Ứng dụng của Polymer lưỡng tính:

  • Ngành chế biến thực phẩm: Hỗ trợ tách dầu mỡ, protein và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Ngành dệt nhuộm: Loại bỏ hóa chất, phẩm màu,…
  • Ngành hóa chất: Xử lý được những loại nước thải có chứa nhiều hóa chất độc hại.
Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng
Polymer lưỡng tính ít bị ảnh hưởng bởi độ pH.

Ứng dụng của Polymer trong xử lý nước thải các ngành

Polymer có thể được sử dụng cho nhiều loại nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản và các loại nước thải có hàm lượng dầu mỡ cao. Tuy nhiên, ứng dụng phổ biến nhất vẫn tập trung vào xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Cụ thể như sau:

Ứng dụng của Polymer trong xử lý nước thải sinh hoạt (Khách sạn, bệnh viện; Chung cư, khu dân cư)

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, chung cư, khách sạn và bệnh viện thường chứa nhiều hợp chất hữu cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi khuẩn,… Nếu không được xử lý đúng cách, các thành phần này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, bạn có thể sử dụng Polymer để nâng cao hiệu quả xử lý nước như sau:

  • Chung cư, khu dân cư: Ứng dụng Polymer giúp thúc đẩy quá trình keo tụ, loại bỏ chất rắn lơ lửng và giảm chỉ số ô nhiễm như BOD, COD trước khi nước được xả ra môi trường.
  • Khách sạn, bệnh viện: Bên cạnh chất hữu cơ, nước thải từ những khu vực này còn chứa vi khuẩn và mầm bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng. Polymer không chỉ giúp loại bỏ các hợp chất ô nhiễm mà còn hỗ trợ quá trình khử trùng, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.
Polymer trong xử lý nước thải: Các loại phổ biến và ứng dụng
Ứng dụng Polymer giúp thúc đẩy quá trình keo tụ, loại bỏ chất rắn lơ lửng

Ứng dụng của Polymer trong xử lý nước thải công nghiệp (Chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất, xi mạ)

Trong các ngành công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, xi mạ,… nước thải thường chứa nhiều tạp chất khó phân hủy như kim loại nặng và chất tạo màu. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của Polymer trong xử lý nước thải:

  • Ngành dệt nhuộm: Nước thải từ quy trình nhuộm vải thường chứa nhiều phẩm màu, chất hoạt động bề mặt và kim loại nặng. Nếu sử dụng Polymer lưỡng tính, bạn có thể tạo bông cặn, hỗ trợ quá trình loại bỏ màu và giảm các hợp chất ô nhiễm trong nước.
  • Ngành sản xuất giấy: Lượng lớn chất hữu cơ như lignin, sợi gỗ và chất kết dính có trong nước thải ngành giấy có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Việc sử dụng Polymer sẽ giúp keo tụ các chất rắn lơ lửng, đồng thời hỗ trợ quá trình xử lý hiệu quả hơn.
  • Ngành chế biến thực phẩm: Dầu mỡ, protein và các hợp chất hữu cơ có trong nước thải chế biến thực phẩm sẽ làm tăng chỉ số ô nhiễm như BOD, COD. Polymer lưỡng tính giúp kết dính các hạt lơ lửng, hỗ trợ loại bỏ chất hữu cơ và giảm tải ô nhiễm môi trường.
  • Ngành xi mạ: Đây là ngành có nước thải chứa nhiều kim loại nặng độc hại như crom, niken, đồng, kẽm. Việc ứng dụng Polymer sẽ giúp kết tủa và loại bỏ kim loại nặng.
  • Ngành sản xuất hóa chất: Polymer giúp trung hòa, kết tủa các chất ô nhiễm, đồng thời cải thiện hiệu suất xử lý nước thải hóa chất.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn những phương pháp xử lý dịch bệnh trên tôm không dùng đến kháng sinh. Bên cạnh các biện pháp quản lý ao, người nuôi cũng nên sử dụng men vi sinh để duy trì môi trường nước ổn định và giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp men chất lượng thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Chất keo tụ là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký