Quy trình 7 bước cơ bản khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Quy trình 7 bước cơ bản khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung, khu đô thị, dân cư,… phát sinh nước thải. Để vận hành hiệu quả, đảm bảo hiệu suất, nước thải đầu ra đạt chuẩn đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ, chi tiết ngay từ ban đầu khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Dưới đây là quy trình 7 bước cơ bản.

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đánh giá tính khả thi

Mỗi loại nước thải có đặc trưng, tính chất và quy chuẩn đầu ra khác nhau, phương pháp xử lý cũng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, quy mô nhà máy, xí nghiệp cũng tác động đến lưu lượng nước thải mỗi ngày. Chính vì vậy, trước hết chủ đầu tư cần cung cấp đầy đủ thông tin, yêu cầu chi tiết đến đơn vị đảm nhiệm vai trò thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT). Bước này sẽ giúp đơn vị thiết kế, thi công nắm rõ và hình dung cụ thể nhất yêu cầu, mong muốn của phía đầu tư.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn giúp xử lý nước thải hiệu quả.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn giúp xử lý nước thải hiệu quả.

Bước 2. Khảo sát thực tế tại địa điểm cần xây dựng công trình

Đây là bước vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo HTXLNT vận hành có hiệu quả hay không. Ở giai đoạn này đơn vị thiết kế sẽ khảo sát thực tế địa điểm xây dựng, đo đạc cụ thể để tính toán xem vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải có tối ưu hoá các bể trong hệ thống, từ đó đưa ra các phương án phù hợp nhất. Đặc biệt là tiến hành lấy mẫu nước thải theo từng khung giờ mỗi ngày để phân tích đặc trưng, đo lưu lượng cũng như các chỉ số cần đạt chỉ tiêu.

Sau khảo sát, đơn vị thiết kế sẽ đánh giá tính khả thi với mong muốn và yêu cầu của chủ đầu tư, từ đó thống nhất phương án và lựa chọn công nghệ phù hợp nhất, đảm bảo hiệu suất xử lý. Tránh trường hợp HTXLNT xây hoàn thiện, đi vào hoạt động lại không hiệu quả.

Bước 3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu

Sau khi tổng hợp số liệu, thông tin từ quá trình khảo sát thực tế, yêu cầu từ nhà đầu tư, bộ phận thiết kế sẽ tiến hành lên bản vẽ chi tiết về hệ thống, máy móc, trang thiết bị vật tư. Đồng thời bao gồm bảng báo giá chi tiết.

Thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải.
Thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải.

Bước 4. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để lắp đặt vào hệ thống xử lý nước thải

Sau khi xác định được vị trí sẽ tiến hành làm bằng phẳng mặt đất, xây dựng các bể chứa, hệ thống cấp thoát nước, đặt các trụ điện và hệ thống điện trước khi bắt đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời khâu chuẩn bị thiết bị cũng cần được tính toán cẩn thận, các thiết bị phải phù hợp cho từng loại nước thải., chẳng hạn mỗi một khu công nghiệp sẽ có loại nước thải khác nhau. Toàn bộ nguyên, vật liệu sử dụng để xây dựng phải đảm bảo được độ bền lâu và ổn định dưới tác động của thiên nhiên và môi trường.

Bước 5. Tiến hành thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp đồng ý với phương án và chi phí thiết kế, đơn vị thi công sẽ tiến hành các thủ tục hoàn tất trước khi thực hiện thi công xây dựng. Sau khi chuẩn bị công trình sẽ tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Quá trình này bao gồm việc lắp đặt các bể chứa, hệ thống ống dẫn, bơm, thiết bị xử lý và các hệ thống điện, điều khiển.

Quá trình xây dựng kéo dài tuỳ theo diện tích, công suất xử lý của hệ thống. Thông thường với các dự án có công suất nhỏ dưới 100m3/ngày.đêm thì phần xây dựng sẽ hoàn thiện trong khoảng 10-15 ngày.

Bước 6. Vận hành kiểm tra, điều chỉnh và nghiệm thu dự án

Sau khi xây dựng hoàn thành, hệ thống xử lý nước thải cần được vận hành chạy thử để kiểm tra và điều chỉnh, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.

Chất lượng nước thải sau xử lý được kiểm tra cẩn thận. Các thông số kỹ thuật như mức độ xử lý, lưu lượng nước thải và chất lượng nước được đo và điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó kỹ sư vận hành cũng sẽ hỗ trợ đào tạo để thuận tiện cho quá trình vận hành sau này.

Sau khi hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cần được vận hành chạy thử để kiểm tra và điều chỉnh.
Sau khi hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cần được vận hành chạy thử để kiểm tra và điều chỉnh.

Bước 7. Bàn giao và bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Sau khi hoàn thiện và kiểm tra đạt yêu cầu sẽ tiến hành bàn giao công trình. Một số HTXLNT cần được cơ quan nhà nước kiểm duyệt sẽ tiến hành nghiệm thu hệ thống. Bước này là bắt buộc để hệ thống xử lý được đưa vào sử dụng.

Sau khi được phép hoạt động, hệ thống xử lý nước thải được vận hành và bảo trì thường xuyên để đảm bảo hiệu suất. Điều này bao gồm kiểm tra, vệ sinh và thay thế các bộ phận khi cần thiết.

Bên cạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì lựa chọn công nghệ xử lý, phương pháp hay các sản phẩm nhằm tăng hiệu suất xử lý cũng đóng vai trò không kém quan trọng. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn.

>>> Xem thêm: Nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải là gì? Kiến thức cần biết