Nước thải xi mạ là nước thải được hình thành từ quá trình xi mạ kim loại. Loại nước này là một nguồn đe dọa đến môi trường khiến cá, thực vật dưới nước,… bị nhiễm độc và chết hàng loạt nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy trong ngành xi mạ, quy trình xử lý nước thải xi mạ như thế nào cho chuẩn luôn là mối quan tâm lớn. Bài viết dưới đây sẽ được Biogency cung cấp thông tin về vấn đề này một cách chi tiết. Xem ngay nhé!
Các nội dung chính
Sơ đồ Quy trình xử lý nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ là một hợp chất độc hại nếu xả ra môi trường khi chưa được xử lý đúng cách sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, xử lý nước thải xi mạ được xem là nhiệm vụ quan trọng nhằm:
- Tránh ô nhiễm môi trường: Nếu những chất độc từ nước thải xi mạ tràn ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý có thể gây ô nhiễm trầm trọng. Từ đó ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí,… Bảo vệ sức khoẻ của con người: Vì khi ta tiếp xúc với môi trường bị nhiễm các chất độc hại từ nước thải xi mạ, sẽ rất có thể dẫn đến những căn bệnh nan y, ung thư, hô hấp,…
- Tuân thủ trách nhiệm đối với nhà nước: Đây là điều bắt buộc của doanh nghiệp phải tuân theo nhằm góp phần bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật.
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội: Xử lý nước thải xi mạ giúp đảm bảo chất lượng môi trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xi mạ phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, quá trình xử lý nước thải xi mạ cần đảm bảo đúng yêu cầu của QCVN 40:2011/BTNMT. Đây là quy trình kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải trong công nghiệp mà mọi doanh nghiệp đều cần phải tuân thủ. Để đáp ứng đúng quy định trên thì quy trình xử lý nước thải xi mạ được áp dụng bao gồm các bước xử lý chính như sau:
Thu gom nước thải => Song chắn rác => Bể điều hòa => Bể keo tụ tạo bông => Bể trung gian => Bể lọc áp lực => Bể khử trùng => Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT
Dưới đây là ví dụ về quy trình xử lý nước thải xi mạ chi tiết tại một doanh nghiệp cụ thể:
Hệ thống xử lý nước thải xi mạ phải được hoạt động và kiểm soát chất lượng tối ưu nhất. Vậy nên, doanh nghiệp cần có một số các chất xúc tác như CaOCL, HCLO, FeSO4, NaHSO4,… nhằm đẩy mạnh công đoạn xử lý được nhanh và hiệu quả hơn.
Mô tả quy trình xử lý nước thải xi mạ chi tiết
Dưới đây là những mô tả chi tiết về quy trình xử lý nước thải xi mạ, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận hành của hệ thống xử lý nước thải này:
-
Giai đoạn 1: Thu gom nước thải đầu vào.
Nước thải được thu gom thường đến từ nhiều nguồn như từ công đoạn sản xuất, từ quá trình sinh hoạt của công nhân,…. Khi thu gom, các nguồn nước thải này sẽ được chia thành 3 nguồn chính như nước từ ngâm các loại kim loại, từ rửa và vệ sinh bề mặt kim loại, từ việc mài và đánh bóng kim loại.
-
Giai đoạn 2: Tiến hành lọc thô các loại rác thải kích thước lớn.
Sau khi thu gom nước thải sẽ bắt đầu tiến hành lọc thô bằng song chắn rác. Theo đó, song chắn rác sẽ giữ lại những loại rác có kích thước lớn. Phần nước thải sẽ đi qua bể điều hoà để điều hòa lại lưu lượng dòng chảy và nồng độ các chất ô nhiễm một cách ổn định. Tại quá trình này, bạn lưu ý không nên để tình trạng lắng cặn mà phải sử dụng thiết bị khuấy trộn một cách thường xuyên. Từ đó giúp độ pH được ổn định, đồng thời các vi sinh vật được phát triển bình thường.
-
Giai đoạn 3: Keo tụ tạo bông nước thải xi mạ.
Tại quy trình này, các loại hoá chất keo tụ – tạo bông sẽ được dùng để tốc độ lắng cặn được diễn ra nhanh hơn. Từ đây sẽ xuất hiện những bông cặn kích thước lớn, từ đó việc loại bỏ được dễ dàng hơn và sau đó sẽ được chuyển sang bể chứa bùn thải. Phần nước còn lại sẽ được tiếp tục lọc qua bể trung gian.
-
Giai đoạn 4: Tiến hành lọc nước thải xi mạ tại bể lọc áp lực.
Tại đây nước thải sẽ được lọc triệt để các chất hữu cơ còn tồn đọng. Các hợp chất phức tạp khác không thể phân lọc qua các quá trình trên sẽ được xử lý tiếp bằng các chất liệu có tính hiệu quả cao như sỏi, than hoạt tính, cát,… Các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ còn tồn lại sau quá trình xử lý trên sẽ được tiếp tục chuyển sang bể lọc áp lực.
-
Giai đoạn 5: Thực hiện khử trùng nước thải xi mạ.
Nước thải sau khi đã xử lý ở 4 giai đoạn trên sẽ tiếp tục được khử trùng bằng các loại hoá chất đặc hiệu như chlorine. Mục đích là để loại các nhân tố như vi khuẩn, vi sinh vật còn lại. Tiếp theo đó là bước xác nhận xem nước thải xi mạ đã đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT hay chưa. Nếu đã đạt có thể thải ra môi trường một cách an toàn, nếu chưa thì phải tiến hành xử lý lại quá trình trên.
Hy vọng rằng, những thông tin về xử lý nước thải xi mạ và quy trình xử lý trên là hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến những sản phẩm giúp xử lý nước thải một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí thì hãy liên hệ ngay với công ty Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý nước thải xi mạ
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh