Sodium Bicarbonate là một hợp chất được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Với tính chất hóa học đặc biệt, Sodium Bicarbonate đã trở thành một trong những chất xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về công dụng của sản phẩm này, hãy cùng BIOGENCY đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sodium Bicarbonate là gì?
Sodium Bicarbonate còn được biết đến với tên gọi là natri bicarbonate, là một hợp chất hóa học có công thức là NaHCO3. Đây là một loại muối có tính kiềm nhẹ, thường xuất hiện dưới dạng bột trắng, mịn. NaHCO3 nổi bật với khả năng hòa tan trong nước, được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp.
Sodium Bicarbonate được sử dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xử lý nước thải và nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm giúp điều chỉnh pH của nước thải về mức thích hợp và loại bỏ tạp chất ô nhiễm, từ đó bảo vệ môi trường.

Tính chất vật lý và hóa học của Sodium Bicarbonate
Natri Bicarbonate sở hữu những đặc điểm nổi bật về cả tính chất vật lý và hóa học. Dưới đây là chi tiết về từng loại tính chất:
Tính chất vật lý của NaHCO3
Sodium Bicarbonate còn được biết đến với tên gọi thông dụng là Baking Soda hoặc bột nở, bột nổi,…Ở điều kiện thường, sản phẩm tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng hoặc bột mịn, hơi mặn và có tính kiềm. NaHCO3 dễ hòa tan trong nước và có thể được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như quặng nahcolite và suối khoáng.
Tính chất hóa học của NaHCO3
Sodium Bicarbonate là một hợp chất hóa học có tính lưỡng tính, tức là có thể hiện cả tính axit và tính bazơ tùy thuộc vào điều kiện phản ứng. Cụ thể:
- Trong dung dịch nước, NaHCO3 thủy phân tạo môi trường bazơ yếu: NaHCO3 + H2O→NaOH + H2CO3. Môi trường này làm đổi màu quỳ tím nhưng không ảnh hưởng đến phenolphtalein.
- Khi phản ứng với axit mạnh, Sodium Bicarbonate sinh ra muối, nước và khí CO₂: 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2.
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới: NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O. Hoặc tạo ra hai muối mới: 2NaHCO3 + Ba(OH)2→BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.

Công dụng của Sodium Bicarbonate trong xử lý nước thải
Sodium Bicarbonate đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là trong các bể Aerotank. Sản phẩm có khả năng tăng độ kiềm của nước thải, giúp duy trì độ pH ở mức ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

Cách pha Sodium Bicarbonate để nâng pH nước thải
Sodium Bicarbonate (NaHCO3) là một chất có tính kiềm nhẹ, được sử dụng để nâng pH của nước thải. Thông thường, nồng độ Natri Bicarbonate sử dụng trong xử lý nước thải là 50ppm (50mg/l).
Ví dụ, để chuẩn bị 500m3 dung dịch NaHCO3 với nồng độ 50ppm, ta cần xác định khối lượng NaHCO3 cần thiết như sau: 50ppm x 500m3 = 25kg NaHCO3
Quy trình pha sản phẩm NaHCO3:
- Đầu tiên, đổ khoảng 300m3 nước vào bể.
- Tiếp theo, thêm dần dần 25kg Sodium Bicarbonate vào nước.
- Sau đó, tiếp tục thêm nước vào bể cho đến khi đạt 500m3.
- Cuối cùng, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi Sodium Bicarbonate tan hoàn toàn trong nước.

Một số lưu ý khi sử dụng Sodium Bicarbonate cũng như hóa chất nói chung
Khi sử dụng Sodium Bicarbonate và các loại hóa chất khác, việc đảm bảo an toàn là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:
Sử dụng đồ bảo hộ
Khi làm việc với hóa chất, trang bị đồ bảo hộ là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại. Các vật dụng bảo hộ cần có bao gồm:
- Mắt kính bảo hộ: Bảo vệ mắt khỏi hóa chất bay hơi hoặc bắn vào mắt, ngăn ngừa tổn thương thị lực.
- Khẩu trang bảo hộ: Giúp bảo vệ da mặt và hạn chế hít phải khí độc khi xử lý nước thải.
- Quần áo và găng tay bảo hộ: Ngăn ngừa bỏng, kích ứng và nổi mẩn đỏ trên da, bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Thiết lập sẵn các phương án xử lý sự cố
Khi làm việc với hóa chất, việc rủi ro xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn các phương án ứng phó với sự cố là vô cùng quan trọng. Bởi vì bồn chứa hóa chất có thể bị rò rỉ, bạn cần có biện pháp ngăn chặn để hóa chất không lan ra môi trường xung quanh.
Trước hết, nhà vận hành cần thiết lập hệ thống cảnh báo và thông tin nội bộ để nhanh chóng phát hiện và phản ứng với sự cố. Nếu tình huống trở nên nghiêm trọng, bạn hãy lập tức liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy, cảnh sát khu vực để được hỗ trợ. Đồng thời, nhà vận hành phải nhanh chóng tổ chức sơ tán nhân viên và cư dân xung quanh đến khu vực an toàn.
Đặt cảnh báo ở xung quanh khu vực có hóa chất
Việc đặt các cảnh báo xung quanh khu vực có chứa hóa chất là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người. Các biển cảnh báo này giúp nhân viên vận hành nhận biết kịp thời khi có sự cố phát sinh. Trước khi tiến hành xử lý, toàn bộ nhân viên phải trang bị đồ bảo hộ, chuẩn bị nước sạch và vải lau để xử lý hóa chất an toàn.
Vệ sinh sạch sẽ đồ bảo hộ, thiết bị sau khi sử dụng
Bạn nên giặt sạch các trang thiết bị bảo hộ, quần áo và không được giặt chung với quần áo thông thường, để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khi vệ sinh đồ bảo hộ và thiết bị, bạn nên đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ bản thân.
Bảo quản hóa chất đúng cách
Việc bảo quản hóa chất không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, các nhà vận hành và nhân viên cần thường xuyên kiểm tra bảng thông số an toàn được dán trên bao bì hoặc thùng đựng hóa chất. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo lưu trữ hóa chất ở đúng khu vực quy định, được đánh dấu và ghi chú rõ ràng để tránh nhầm lẫn.

Trên đây là những thông tin về Sodium Bicarbonate và công dụng của sản phẩm này trong xử lý nước thải mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng sản phẩm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Top 6 dòng men vi sinh xử lý nước thải hiệu quả nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
