Suy giảm đa dạng sinh học: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Suy giảm đa dạng sinh học: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Suy giảm đa dạng sinh học đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của Trái Đất. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chất lượng môi trường sống và đe dọa sức khỏe con người. Vậy đâu là nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học? Bạn hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Tổng quan về bức tranh đa dạng sinh học ở Việt Nam

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất toàn cầu, với nhiều hệ sinh thái phong phú. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang sở hữu hơn 100 loài chim và 10% các loài thực vật quý hiếm. Trong bảng xếp hạng về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 14. Tại khu vực Đông Nam Á, ba quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất là Indonesia, Myanmar và Việt Nam.

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới và là nước đầu tiên trong khu vực ASEAN tham gia Công ước Ramsar vào năm 1989. Hiện nay, Việt Nam có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới, bao gồm:

  • Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định).
  • Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm trong Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
  • Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
  • Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An).
  • Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang).
  • Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau).
  • Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).
  • Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình).
Vườn quốc gia U Minh Thượng của Việt Nam có nhiều loại động vật quý hiếm như cá sấu.
Vườn quốc gia U Minh Thượng của Việt Nam có nhiều loại động vật quý hiếm như cá sấu.

5 nguyên nhân khiến đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm

Hiện nay, suy giảm đa dạng sinh học đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt là ở Việt Nam. Sau đây là những nguyên nhân gây ra sự suy giảm này:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức

Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái như rừng, biển, sông và hồ là môi trường sống quan trọng của nhiều loài động và thực vật. Khi những hệ sinh thái này bị tàn phá, nhiều loài sinh vật phải đối mặt với nguy cơ mất đi môi trường sống cần thiết để tồn tại.

Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất. Điều này sẽ tác động tiêu cực và làm giảm đáng kể số lượng các loài động thực vật trong môi trường nước.

Phá rừng và khai thác gỗ trái phép

Một nguyên nhân khác gây suy giảm đa dạng sinh học là việc chặt phá rừng và khai thác gỗ trái phép. Rừng không chỉ là nơi cư trú của nhiều loài động và thực vật quý hiếm mà còn cung cấp thức ăn và môi trường sống cho chúng. Chính vì thế, khi diện tích rừng bị thu hẹp, các sinh vật sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nơi trú ẩn và nguồn sống. Điều này dẫn đến suy giảm số lượng cá thể và nguy cơ tuyệt chủng ngày một cao.

Phá rừng và khai thác gỗ trái phép gây suy giảm đa dạng sinh học.
Phá rừng và khai thác gỗ trái phép gây suy giảm đa dạng sinh học.

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa khiến môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là hoạt động nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức nuôi trồng này đã gây ô nhiễm nhiều vùng nước và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Trên quy mô toàn cầu, biến đổi khí hậu đã làm nhiệt độ nóng lên và thúc đẩy tốc độ băng tan. Sự biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các loài sinh vật mà còn làm suy yếu hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, các loài động thực vật sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng vì mất đi môi trường sống.

Khai thác và buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm trái phép

Buôn bán động vật trái phép là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học. Mặc dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn hoạt động săn bắn từ phía nhà nước, nhiều loài quý hiếm như tê giác một sừng, tê tê, hổ Đông Dương, gấu ngựa và trâu rừng Tây Nguyên vẫn đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng bởi có giá trị kinh tế cao.

Tê tê là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.
Tê tê là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

Sự di cư và xâm nhập của các loài

Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đã tạo ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt với các loài bản địa và thay đổi cấu trúc hệ sinh thái. Bên cạnh đó, phần lớn các loài ngoại lai thường mang theo mầm bệnh và dễ lây lan cho các loài bản địa. Điều này sẽ làm xáo trộn hệ sinh thái địa phương và biến đổi chu trình sinh thái tự nhiên.

Giải pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

Để duy trì đa dạng sinh học, nhà nước và người dân cần triển khai các biện pháp toàn diện và hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể có thể ngăn chặn tình trạng này và bảo vệ môi trường một cách bền vững:

Tuyên truyền và nâng cao ý thức sinh thái

Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người nhận thức rõ về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Điều này sẽ giúp xây dựng ý thức sinh thái trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường.

Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Theo chủ trương của Đảng, phát triển kinh tế cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ và sử dụng các biện pháp sản xuất, xử lý hoá chất gây hại chặt chẽ để không ảnh hưởng đến môi trường.

Thực thi Luật Bảo vệ môi trường

Nhà nước cần nhanh chóng triển khai để các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, đơn vị thanh tra phải đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên môi trường. Đặc biệt nhà nước nên biểu dương và khen thưởng những cá nhân và tổ chức có đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã.
Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã.

Nguồn tham khảo: Tạp chí Cộng sản

Qua bài viết trên, BIOGENCY đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Trong quá trình kinh doanh, bạn nên sử dụng các phương pháp bảo vệ môi trường để không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tự nhiên và các loài động thực vật. Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề về môi trường thì hãy xem ngay các bài viết của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Sự phát triển của ngành du lịch gây tác động mạnh mẽ đến môi trường