Không ít người sau khi chiên rán thực phẩm thường có thói quen đổ bỏ một lượng dầu mỡ thừa lớn xuống cống. Tưởng chừng hành động nhỏ không gây hại gì đến ai nhưng trên thực tế thói quen này tiềm ẩn nhiều hậu quả đáng lo ngại. Vậy lý do không nên đổ dầu xuống cống là gì và cách xử lý dầu thừa như thế nào là hợp lý? Cùng Biogency tìm hiểu ngay.
Các nội dung chính
Vì sao không nên đổ dầu xuống cống?
Khác với những chất lỏng khác, sau khi đổ dầu xuống cống, dầu mỡ nguội đi, đạt đến nhiệt độ môi trường chúng sẽ rắn lại, sau đó bám chặt vào đường ống. Theo thời gian lớp dầu mỡ này tích tụ dày lên, từ đó cản trở dòng chảy trong đường ống, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, bốc mùi khó chịu. Ở Mỹ, ước tính chất béo và dầu tích tụ là nguyên nhân gây ra khoảng 47% số vụ tràn cống vệ sinh mỗi năm.
Một số cách giúp bạn xử lý dầu hiệu quả thay vì đổ xuống cống
Trước khi vứt bỏ, bạn có thể cân nhắc việc tái sử dụng dầu thừa, nếu dầu chưa bị bốc khói và bạn mới sử dụng 1,2 lần. Chú ý dầu bị bốc khói thường thay đổi sang màu đen cần được loại bỏ. Ngoài ra, không nên tái sử dụng dầu thừa nhiều lần tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Cách tái sử dụng dầu thừa
Bạn hãy để dầu nguội, sau đó lọc cặn, cho vào bình chai thuỷ tinh đậy kín, có thể bọc thêm một lớp giấy bạc để giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu, bảo quản dầu trong tủ lạnh hoặc ít nhất là ở nơi khô ráo, thoáng mát, bạn có thể tái sử dụng trong vòng 1 tháng. Ngoài ra, để tránh lãng phí, mỗi lần nấu nướng bạn đừng quên tính toán lượng dầu sử dụng phù hợp với món ăn, lượng thực phẩm chế biến thay vì đổ một cách ồ ạt, không kiểm soát.
Cách xử lý dầu thừa
Trường hợp dầu đã bốc khói hoặc dùng nhiều lần bạn không nên tái sử dụng lại mà cần bỏ. Tuy nhiên thay vì đổ dầu xuống cống, bồn rửa thì bạn nên xử lý dầu thừa bằng một số phương pháp sau sẽ hạn chế làm tắc nghẽn đường ống:
- Xử lý dầu thừa ở thời tiết lạnh: Trường hợp thời tiết lạnh, dầu mỡ thường đông đặc thành khối thì lúc này bạn có thể xúc chúng cho vào thùng rác để bỏ.
- Đối với dầu mỡ ở dạng lỏng: Cách tốt nhất bạn nên đổ chúng vào chai rỗng, thu gom cho đến khi chai đầy rồi cho vào thùng rác.
- Nếu lượng dầu ít: Bạn có thể đợi dầu nguội, dùng giấy thấm sạch và bỏ đi. Cách này đồng thời sẽ giúp bạn dễ dàng rửa chén bát, nồi niêu mà không cần phải dùng đến quá nhiều nước rửa bát.
Cách hạn chế tắc nghẽn đường ống cống nhà bạn
Khi đường ống cống nhà bạn tắc nghẽn, bạn không chỉ khó chịu mà còn tốn thời gian, tiền bạc để khắc phục. Do đó bên cạnh việc hạn chế đổ dầu xuống cống thì bạn có thể áp dụng một vài cách sau đây để gia đình mình không còn lo lắng với tình trạng tắc nghẽn, hôi thối khó chịu.
Cách 1: Sử dụng nước nóng, baking soda và giấm
Trung bình cứ 3-4 hôm, bạn đun 1-2 nồi nước sôi, đổ trực tiếp xuống đường ống. Nước nóng sẽ làm chất bẩn mềm, dễ dàng rửa trôi. Để tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp rắc bột baking soda xuống đường ống, để yên vài phút, baking soda sẽ khử mùi. Sau đó có thể đổ thêm khoảng 250ml giấm xuống, giấm phản ứng với baking soda giúp loại bỏ vết bẩn bám trên đường ống. Để yên trong vòng 1 tiếng hoặc qua đêm rồi bạn hẵng xả lại với nước.
Cách 2: Sử dụng men vi sinh
Để nói không với tắc cống do dầu mỡ, thức ăn tích tụ bạn có thể cân nhắc sử dụng men vi sinh “ăn mỡ”, điển hình như Microbe-Lift DGTT. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh giúp phân hủy nhanh chất béo, dầu mỡ, hóa lỏng FOG giúp vệ sinh dễ dàng, chống tắc nghẽn đường ống cũng như giảm mùi hôi cống hiệu quả.
Sản phẩm ở dạng lỏng, dễ dàng sử dụng, dùng liền mà không cần kích hoạt hay ngâm ủ. Bạn chỉ cần dùng đúng liều lượng, bổ sung vào thời điểm ít sử dụng như ban đêm, thực hiện mỗi tuần, duy trì đều đặn sẽ không còn lo lắng tắc nghẽn. Sản phẩm thể tích lớn, hạn sử dụng dài, do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng lâu dài, tiết kiệm.
Như vậy có thể thấy việc đổ dầu xuống cống trực tiếp là điều không nên, thay vào đó bạn có thể áp dụng một số cách xử lý chúng ở trên kết hợp sử dụng vi sinh để chủ động phòng tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống cống ở gia đình mình. Nếu quan tâm đến sản phẩm bạn vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Cách thông tắc đường ống nước bị dầu mỡ “vón cục”, hôi thối
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh