Thủy sản xanh đang dần trở thành yếu tố quyết định trong chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tuy nhiên, quá trình này vẫn tồn tại mà một thách thức mà nhiều công ty cần phải vượt qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững. Qua bài viết này, BIOGENCY sẽ giới thiệu đến bà con về xu hướng chuyển đổi xanh này nhé.
Xu hướng chuyển đổi “thủy sản xanh”
Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu tiêu dùng thủy sản toàn cầu sẽ tăng khoảng 18% so với năm 2018. Trong đó, thủy sản nuôi trồng sẽ chiếm khoảng 59% và 36% sản lượng được kỳ vọng sẽ xuất khẩu sang nước ngoài. Những con số này vừa mở ra cơ hội để Việt Nam nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế, vừa đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy sản xuất.
Bên cạnh đó, những thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng hướng ngành thủy sản Việt Nam chuyển mình theo hướng phát triển thủy sản xanh và bền vững. Xem thêm: Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nuôi tôm và giải pháp thích ứng>>>
Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chuyển đổi thủy sản xanh hiện nay là định hướng xuyên suốt với ba trụ cột chính:
- Thứ nhất, mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Thứ hai, tăng cường quản lý hiệu quả các loại nghề cá để khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Thứ ba, nâng cấp chuỗi giá trị, đặc biệt là hệ thống thức ăn thủy sản, nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và giảm phát thải trong toàn chuỗi sản xuất.
Trên thực tế, nhiều địa phương đã bắt tay triển khai mô hình thủy sản xanh với quy mô lớn. Tỉnh Kiên Giang là một trong những địa phương tiên phong với dự án phát triển thủy sản bền vững tại huyện Hòn Đất, với diện tích 5.500ha và tổng vốn đầu tư 624 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Cà Mau đã thành công với mô hình tôm – rừng kết hợp, không sử dụng thuốc hay hóa chất. Ở thời điểm hiện tại, tỉnh đã có hơn 27.500ha tôm nuôi dưới tán rừng ngập mặn, trong đó 19.000ha đạt các chứng nhận quốc tế như EU Organic, ASC, BAP… Xem thêm: Nuôi tôm không hóa chất, kháng sinh, liệu có khả thi?>>>

Những thách thức trong quá trình chuyển đổi “thủy sản xanh”
Chuyển đổi sang chiến lược “thủy sản xanh” đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, quá trình này thường không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam.
Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký VASEP, để đạt được hiệu suất tài chính từ chiến lược xuất khẩu xanh, các doanh nghiệp cần đầu tư lâu dài nhằm xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong quá trình này, các đơn vị phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm:
- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao cho việc cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý môi trường.
- Thời gian hoàn vốn dài, trong khi hiệu quả tài chính không thể đạt được ngay lập tức.
- Thiếu tính nhạy cảm và cam kết xanh từ đội ngũ quản lý, đặc biệt ở các phòng ban liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.
- Hạn chế về năng lực tiếp cận, hiểu biết và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001, ASC, BAP…;
- Chưa có hệ thống đào tạo bài bản về “kinh doanh xanh” cũng như “thủy sản xanh” cho nhân sự trong doanh nghiệp.
- Thiếu sự hỗ trợ đầy đủ từ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cập nhật thông tin, tổ chức đào tạo,…

Chuyển đổi “thủy sản xanh” để tạo ưu thế xuất khẩu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đi đôi với xu thế phát triển bền vững, chuyển đổi sang thủy sản xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc áp dụng mô hình sản xuất thủy sản xanh sẽ mang lại nhiều lợi thế thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Đặc biệt là khi các thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chí môi trường và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng. Cụ thể:
Khách hàng ngày càng quan tâm đến môi trường và sự bền vững
Người tiêu dùng hiện đại có xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản đến từ vùng nuôi đạt chứng nhận xanh, không phát thải, không làm suy thoái rừng,… Điều này giúp các doanh nghiệp có sản phẩm thủy sản xanh dễ tiếp cận thị trường hơn, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm, đáng tin cậy.
Tuân thủ quy định pháp luật về môi trường trong và ngoài nước
Việc tham gia vào chuỗi sản xuất thủy sản xanh giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng các quy định về môi trường từ phía cơ quan quản lý trong nước. Đồng thời, những đơn vị này cũng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản… Qua đó, doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro pháp lý, phí phạt và hạn chế nguy cơ bị cấm xuất khẩu do không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Tăng giá bán và được hưởng thuế suất ưu đãi trên thị trường quốc tế
Sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận bền vững như MSC, ASC, EU Organic… không chỉ được định giá cao hơn mà còn có khả năng được ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào nhiều thị trường. Đây là lợi thế rõ rệt giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tạo điều kiện mở rộng thị phần, đồng bộ chuỗi cung ứng toàn cầu
Các tập đoàn, chuỗi bán lẻ và nhà nhập khẩu lớn hiện nay đang cơ cấu lại chuỗi cung ứng theo tiêu chí bền vững. Trong đó, “xanh hóa” là tiêu chí cốt lõi. Doanh nghiệp thủy sản muốn duy trì quan hệ đối tác hoặc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bắt buộc phải đảm bảo đồng bộ tiêu chí xanh từ con giống, vùng nuôi, chế biến cho đến đóng gói và vận chuyển. Việc này không chỉ mở rộng đầu ra mà còn giúp ngành thủy sản Việt Nam nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Qua bài viết, bà con sẽ hiểu hơn về xu hướng thủy sản xanh và thách thức mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khi thực hiện. Những khó khăn này không thể phủ nhận, nhưng cũng chính là cơ hội để nhiều đơn vị tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí và tối ưu quy trình sản xuất. Nếu bà con còn thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ với BIOGENCY qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Xu hướng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch trong năm 2025