Trong ngành nuôi tôm, việc chọn lựa tôm giống sạch bệnh là yếu tố quyết định đến thành công của một trang trại nuôi tôm. Hiện nay, có hai loại tôm giống được quan tâm và sử dụng rộng rãi là tôm giống sạch bệnh (SPF) và tôm giống kháng bệnh (SPR). Bà con hãy cùng Biogency phân biệt rõ ràng hai loại tôm này trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Tôm giống sạch bệnh (SPF) là gì? Tôm giống kháng bệnh (SPR) là gì?
Nhiều bà con vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng được hai loại tôm giống sạch bệnh và tôm giống kháng bệnh. Bởi vì nhìn từ bên ngoài, tôm SPF và tôm SPR đều khá giống nhau. Vì vậy, trước hết bà con phải hiểu rõ tôm giống sạch bệnh (SPF) là gì và tôm giống kháng bệnh (SPR) là gì.
Tôm giống sạch bệnh (SPF) là gì?
Tôm giống sạch bệnh (SPF) là một khái niệm quan trọng trong ngành nuôi tôm. SPF có nghĩa là “Specific Pathogen Free” (Tôm không mắc bệnh đặc hiệu). Điều này có nghĩa là tôm giống này không mang trong cơ thể mình bất kỳ loại vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác.
SPF là một tiêu chuẩn chất lượng cao trong nuôi tôm, đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho tôm giống sau khi được nuôi. Tôm giống SPF được nuôi trong môi trường kiểm soát chặt chẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ bệnh tật nào. Tôm này thường được nuôi trong hệ thống giống tôm giống chuyên dụng, đảm bảo độ an toàn cao.
Môi trường sự quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo không có bất kỳ tác nhân gây bệnh nào được tiếp xúc với tôm. Điều này giúp đảm bảo rằng tôm giống SPF không mang bất kỳ bệnh tật nào từ giai đoạn giống.
Tôm giống kháng bệnh (SPR) là gì?
Tôm giống kháng bệnh (SPR) là một loại giống tôm chân trắng đặc biệt, được nuôi tại châu Mỹ La Tinh. Đặc điểm nổi bật của giống tôm này là sự đa dạng di truyền rất lớn và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả nguồn sạch mầm bệnh và không sạch bệnh. Giống tôm SPR đã được lựa chọn từ những con tôm còn sống sót sau nhiều đợt dịch bệnh xảy ra trong các ao nuôi thương phẩm trong vòng 5 năm.
Điều đặc biệt là tôm giống SPR có khả năng kháng nhiều bệnh như vi rút đốm trắng (WSSV), virus mòn tảo (TSV) và vi rút Hoại tử gan tụy cấp ở tôm (IHHNV). Điều này cho thấy tôm giống SPR có sự kháng bệnh mạnh mẽ hơn và có khả năng chống chịu với các bệnh tôm phổ biến. Ngoài ra, giống tôm này cũng có thể thích nghi đặc biệt với điều kiện nuôi và bệnh tật khác nhau.
Những điểm chính giúp phân biệt tôm giống sạch bệnh và tôm giống kháng bệnh
Tôm giống sạch bệnh (SPF) và tôm giống kháng bệnh (SPR) có những điểm chính giúp phân biệt chúng. Bởi vì mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số điểm phổ biến mà bà con có thể tham khảo.
Tiêu chí | Tôm giống sạch bệnh (SPF) | Tôm giống kháng bệnh (SPR) |
Định nghĩa | Đây là những con tôm được đảm bảo không có một số nguồn bệnh nhất định. | ● Tôm là kết quả của quá trình gây giống được thiết kế để tăng khả năng chống lại các bệnh do một số loại virus nhất định gây nên. ● Bao gồm giống tôm thẻ chân trắng và tôm xanh. |
Phân loại | ● Được sản xuất tại những cơ sở nuôi an toàn sinh học. ● Thường xuyên được kiểm tra. ● Đảm bảo sạch mầm bệnh. |
● Được chọn lọc từ những con còn sống sau nhiều đợt dịch bệnh. ● Xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau: Bao gồm cả nguồn sạch mầm bệnh và nguồn không sạch mầm bệnh. |
Khả năng chống bệnh | Không có khả năng tự mình kháng lại các tác nhân gây bệnh | Có khả năng chống bệnh tốt hơn và ít phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc kháng sinh. |
Các loại bệnh không xuất hiện trên tôm | Đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ, BPV, hoại tử gan tụy, giun tròn,… | Hội chứng Taura, hoại tử dưới vỏ và cơ quan máu, đốm trắng. |
Quá trình nhân giống | ● Tôm bố mẹ được tạo ra từ quy trình kiểm dịch rộng rãi. ● Tôm F1 được nuôi trong môi trường SPF nghiêm ngặt. |
● Dòng tôm kháng đốm trắng sử dụng công nghệ xác định gen đánh dấu các phân tử khác nhau để chọn lọc con vừa lớn nhanh, vừa kháng bệnh hiệu quả. ● Dòng tôm xanh được chọn lọc từ tôm xanh nhỏ, nuôi thử trong môi trường có bệnh khoảng 30 ngày, để tạo ra các loại tôm có khả năng chịu đựng bệnh. |
Quá trình nuôi | ● Nuôi trong hệ thống giống tôm giống chuyên dụng. ● Chỗ nuôi được kiểm soát chặt chẽ. ● Có sự quản lý nghiêm ngặt để không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. ● Khi đưa ra ngoài các cơ sở SPF thì sẽ trở thành tôm Siêu khỏe. |
● Được nuôi trong phạm vi rộng lớn và có thể tiếp xúc với các mầm bệnh. ● Có thể thích nghi với các điều kiện nuôi và bệnh khác nhau ở nhiều quốc gia. |
Hiệu suất | Có tỷ lệ tử vong cao hơn. | Có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh thấp hơn. |
Dù là tôm giống SPF hay tôm giống SPR, việc lựa chọn loại tôm giống sạch bệnh hay tôm giống kháng bệnh phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng trang trại nuôi tôm. Sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tôm này giúp người nuôi tôm có sự lựa chọn tốt nhất. Nếu bà con còn muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào, hãy liên hệ với Biogency theo Hotline 0909 538 514 để được giải đáp.
>>> Xem thêm: Vì sao tôm giống chất lượng quyết định đến 50% sự thành công của vụ nuôi?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh