Ngành công nghiệp may mặc ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, ngành này cũng đem lại những vấn đề cấp bách cần xử lý như phát sinh nước thải gây hại ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hãy cùng Biogency tham khảo những đặc trưng và cách xử lý nước thải ngành may mặc nhé!
Các nội dung chính
Đặc trưng nước thải ngành may mặc
Đặc trưng của nước thải ngành may mặc bao gồm tính chất, thành phần và nguồn phát sinh.
Nguồn phát sinh nước thải ngành may mặc
Nước thải từ ngành sản xuất may mặc thường phát sinh từ những nguồn sau:
- Nước thải sinh hoạt: Từ các hoạt động ăn uống, vệ sinh của nhân công làm việc trong nhà máy phát sinh ra.Thành phần của nước thải sinh hoạt ngành may mặc bao gồm: Photpho, coliform, BOD, tổng nitơ, vi sinh vật…
- Nước thải từ hoạt động sản xuất: Là các loại nước thải chứa thành phần thuốc nhuộm, chất tạo màu, kim loại nặng từ hoạt động sản xuất dệt nhuộm của nhà máy. Nước thải từ các hoạt động này thường có mùi màu đậm, mùi hôi thối và cần được xử lý theo quy trình.
Thành phần, tính chất nước thải từ hoạt động sản xuất trong ngành may mặc
Thành phần: Nước thải dệt nhuộm từ hoạt động sản xuất ngành may mặc thường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và khó phân hủy, độ pH thường dao động từ 8 – 12 do ảnh hưởng từ thành phần các chất tẩy. Ngoài ra nước thải còn chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại từ quá trình tạo màu như: phẩm nhuộm, chất điện li, tinh bột, men, chất oxy hóa…
Tính chất:
- Độ màu cao.
- Nhiệt độ và độ pH cao.
- Nồng độ COD trong nước thải lớn.
- Hàm lượng hóa chất cao.
Hầu hết nước thải may mặc từ hoạt động dệt nhuộm thường có nhiệt độ và độ màu cao, độ pH thường >9, chỉ số BOD và COD cao. Bên cạnh đó, nước thải dệt nhuộm có cả thành phần kim loại nặng, không những có hại cho sức khỏe thủy sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
- Đối với đời sống thủy sinh: Làm mất cân bằng môi trường nước, gây thiếu oxy và tôm cá bị suy giảm sức đề kháng, nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
- Đối với sức khỏe con người: Con người nếu tiếp xúc với nước thải dệt nhuộm may mặc trong thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh về về da, hô hấp như viêm mũi, viêm họng, tiêu hóa và suy nhược thần kinh. tất cả các chỉ tiêu có trong nước thải may mặc đều vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp từ 10 – 20 lần. Các chỉ tiêu ô nhiễm bao gồm độ pH, COD, BOD5, Tổng Nitrogen, NH4+…
Phương pháp xử lý nước thải ngành may mặc
Nhiều doanh nghiệp may mặc hiện nay khi xử lý nước thải thường kết hợp phương pháp hóa lý và sinh học. Biogency xin giới thiệu đến bạn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải may mặc có phát sinh nước thải sản xuất và dệt nhuộm như sau:
Quy trình xử lý nước thải:
- Hố thu gom: Từ các công đoạn sản xuất của cơ sở may mặc, nước thải sẽ theo mương dẫn chảy tập trung về hố thu gom. Tại các mương dẫn, nên đặt 2 song chắn rác thô nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn nhằm hạn chế tắc nghẽn đường ống, bơm. Bên cạnh đó còn tránh ảnh hưởng tới công trình xử lý tiếp theo.
- Tháp giải nhiệt: Chức năng của tháp giải nhiệt đưa nhiệt độ nước thải về khoảng tối ưu. Sau đó nước thải được đưa chảy xuống bể điều hòa.
- Tại bể điều hòa: Sau khi loại bỏ tạp chất, nước thải được bơm từ từ sang bể điều hòa. Nên lắp đặt hệ thống đĩa thổi khí thô trong bể để nước thải được hòa trộn hoàn toàn cho bể. Mục đích giúp nồng độ các chất bẩn được điều hòa trong giờ cao điểm. Bể điều hòa còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải trong các giờ cao điểm xử lý.
- Bể hóa lý 1 (bể keo tụ tạo bông): Nước thải thường chảy từ bể điều hòa sang bể keo tụ tạo bông. Tại bể này, các các chất rắn lơ lửng trong nước được keo tụ lại nhờ một chất keo tụ là phèn PAC. Trong bể còn người ta còn châm thêm hóa chất trợ keo tụ là Polymer nhằm giúp tăng nhanh tốc độ quá trình keo tụ tạo bông của chất rắn lơ lửng trong nước. Từ đó nhanh chóng hình thành các bông cặn có kích thước, khối lượng lớn, loại bỏ dễ dàng nhờ trọng lực.
- Bể lắng hóa lý: Các bông cặn lớn thường được hình thành từ bể keo tụ tạo bông được loại bỏ tại bể lắng nhờ cơ chế lắng trọng lực. Sau đó lượng nước thải phát sinh từ bể keo tụ tạo bông được dẫn sang bể lắng 1 rồi theo ống trung tâm chảy vào bể lắng. Bước tiếp theo nước được phân phối từ dưới đáy bể lên và bùn được thu xuống đáy bể nhờ thành gạt bùn. Sau khi được thu xuống đáy, bùn trong bể được nạo vét định kỳ và đem đi xử lý.
- Bể Aerotank: Tại đảy thường xảy ra quá trình xử lý sinh học từ quá trình sinh trưởng của vi sinh vật nhờ lượng oxy hòa tan trong nước. Aerotank hoạt động nhờ sự phát triển của các sinh vật hiếu khí. Những vi sinh vật tại bể này sử dụng oxy và các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn thức ăn nhằm mục đích duy trì hoạt động sống của chúng. Từ đó các chất hữu cơ trong nước thải được loại bỏ đáng kể.
- Bể lắng sinh học: Thông thường nước thải chảy qua bể lắng II nhằm loại bỏ bùn sinh học sinh ra từ hai bể thiếu khí và hiếu khí trên. Tiếp theo bùn từ bể lắng II được tuần hoàn về bể thiếu khí và hiếu khí và bùn dư thì được bơm ra bể chứa bùn và đưa đi xử lý.
- Bể trung gian: Đây là nơi loại bỏ các chất cặn và khử các vi sinh vật có hại trong nước, chất được dùng để khử trùng ở đây là Chlorine.
- Lọc áp lực: Ở bể lọc áp lực các cặn lơ lửng còn sót lại sau quá trình lắng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó phần nước thải qua bồn lọc áp lực sẽ giảm độ màu và độ đục.
Ưu điểm và công dụng của men vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải ngành may mặc
Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm được sử dụng cực kỳ phổ biến để xử lý đa dạng các loại hình nước thải. Đối với nước thải ngành may mặc, vi sinh Microbe-Lift IND có thể sử dụng để phân hủy các chất ô nhiễm tại bể Anoxic và Aerotank tại quy trình xử lý nước thải từ hoạt động sinh hoạt bằng phương pháp bể lắng sinh học như đã giới thiệu ở trên.
Ưu điểm của vi sinh:
- Giảm nồng độ BOD COD, TSS trong nước thải.
- Đẩy nhanh quá trình khử Nitrat nhờ công dụng của chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat.
- Tăng hiệu quả quá trình xử lý sinh học của toàn hệ thống.
- Hạn chế hiện tượng vi sinh bị chết do quá tải lượng đầu vào.
- Thích nghi tốt ở cả 3 môi trường hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Phân hủy được những chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene- (BTX).
Điều kiện hoạt động:
- Độ pH: trung bình từ 4 – 9.
- Nhiệt độ hoạt động: 4 đến 40 độ C.
- Tỷ lệ C:N:P=100:5:1.
- Tỷ lệ BOD/COD hơn 60%.
- Độ mặn dưới 40 ‰ (khoảng 4%).
- COD < 12.000 mg/l
- BOD < 10.000mg/l.
Cách sử dụng:
- Trong tháng đầu tiên bắt đầu nuôi cấy vi sinh:
- Ngày 1 – 2 liều lượng từ 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 – 7 dùng liều lượng từ 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 – 30 dùng liều lượng từ 2 – 5 ml/m3.
- Liều lượng duy trì ổn định cả hệ thống: Từ 1 – 5 ml/m3.
Tham khảo: Xử lý nước thải có độ màu cao
Hy vọng bài viết trên của Biogency đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành may mặc. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn các giải pháp xử lý nước thải ngành may mặc phù hợp và được hỗ trợ đặt mua các sản phẩm Microbe-Lift nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh