Việc xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ đang là một thách thức lớn với các doanh nghiệp vì nguồn nước thải này thường chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi gỗ, keo dán,… Đây là các chất độc hại và có thể gây ô nhiễm cho môi trường nếu không được lọc sạch trước khi xả ra ngoài. Để tìm kiếm các giải pháp xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ, bạn hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Các nội dung chính
Nồng độ ô nhiễm của nước thải sản xuất đồ gỗ
Hiện nay, quy trình sản xuất đồ gỗ thường đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước. Trong quá trình sản xuất, một số hóa chất như keo, sơn và các loại chất bảo quản sẽ được sử dụng để gia công và bảo vệ gỗ.
Các chất này có thể rò rỉ hoặc thải ra môi trường trong các giai đoạn xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh. Bên cạnh đó, nồng độ ô nhiễm còn đến từ các nguyên nhân như:
- Quy trình hấp, luộc, và ngâm tẩm gỗ: Trong ngành sản xuất đồ gỗ, quá trình xử lý gỗ như hấp, luộc và ngâm tẩm đóng vai trò quan trọng trong việc diệt khuẩn. Lượng nước thải từ các quá trình này không nhiều nhưng lại chứa độc tố từ hóa chất ngâm tẩm và lignin. Bên cạnh đó, nước thải từ việc luộc gỗ cũng có hàm lượng chất ô nhiễm cao, với nồng độ COD lên tới trên 500 mg/l và TSS trên 400 mg/l do chứa mạt cưa và mùn gỗ.
- Phun sơn: Khi phun sơn, các buồng hấp thụ màng nước được sử dụng để thu giữ bụi sơn và một phần hơi dung môi. Điều này khiến nước thải chứa nhiều bụi sơn và màng dầu, làm tăng nồng độ ô nhiễm.
- Sinh hoạt hàng ngày: Nước thải sinh hoạt của công nhân thường chứa nhiều chất ô nhiễm như nitơ, phốt pho và vi sinh vật gây bệnh. Do đó, việc xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều kinh phí hơn vì mỗi loại thường yêu cầu phương pháp xử lý khác nhau.
Công nghệ AO giúp xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ hiệu quả hiện nay
Quy trình xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ được nhà máy thực hiện bằng công nghệ AO để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là phương pháp tiên tiến giúp loại bỏ các tạp chất gây hại từ nguồn nước thải. Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ của công nghệ AO:
- Sàng lọc và thu gom: Nước thải từ quá trình sản xuất được dẫn qua các rãnh có lắp đặt song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn hay hư hỏng máy bơm. Nhờ vào quy trình này, nguồn nước có thể giảm đến khoảng 4% lượng chất rắn lơ lửng và BOD.
- Bể điều hòa nước thải: Nước thải được bơm vào bể điều hòa để máy thổi khí khuấy đều. Mục đích chính của công việc này là hạn chế tình trạng chất bẩn bị lắng xuống đáy. Tại đây, pH của nước cũng được điều chỉnh lên mức 8 – 9.5 bằng NaOH để tạo điều kiện lý tưởng cho các bước xử lý tiếp theo.
- Keo tụ và lắng: Trong bể keo tụ, hóa chất PAC được sử dụng để giúp các chất bẩn trong nước dễ dàng tụ lại và lắng xuống dưới tác động của trọng lực. Sau khi quá trình keo tụ diễn ra, Polymer sẽ được thêm vào nhằm giúp việc lọc và loại bỏ chất bẩn được hiệu quả hơn.
- Xử lý sinh học: Khi qua bể keo tụ, nước thải chứa bông cặn sẽ được đưa đến bể lắng. Lượng bông cặn này sau đó được chuyển đến bể chứa bùn, còn nước thải tiếp tục chuyển đến bể Anoxic và Aerotank để tiến hành xử lý sinh học. Tại bể Anoxic, vi khuẩn dị dưỡng như Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hóa Amoniac thành Nitrit và Nitrat.
Trong khi đó, bể Aerotank tiếp tục phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước nhờ vào hoạt động của vi sinh vật. Sau khi hiệu suất loại bỏ BOD đạt 80–85%, nước thải sạch sẽ tiếp tục chảy vào bể lắng sinh học để loại bỏ các tạp chất cuối cùng. - Lắng sinh học và tuần hoàn bùn: Trong quá trình lắng, phần lớn bùn sinh học trong nước thải sẽ chìm xuống đáy thiết bị. Một phần của bùn này được tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí để duy trì lượng bùn ổn định, cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật.
- Khử trùng và xả thải: Sau cùng, nước thải đã được lắng sạch sẽ được khử trùng bằng Chlorine để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và đáp ứng tiêu chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
Nâng cao hiệu suất xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ với men vi sinh Microbe-Lift
Để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ, các đơn vị có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift. Đây là giải pháp sinh học tiên tiến được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological).
Men vi sinh Microbe-Lift chứa các vi sinh vật quang hợp, tự dưỡng, dị dưỡng với tính năng tương tự các vi sinh tự nhiên nhưng có mật độ và hoạt tính cao hơn. Nhờ đó, các đơn vị có thể giảm thiểu chi phí và tối ưu hiệu suất xử lý trong cùng một bể sinh học. Một số ứng dụng cụ thể của men vi sinh Microbe-Lift là:
- Microbe-Lift IND: Microbe-Lift IND chứa hệ thống vi sinh vật đa dạng với nhiều chủng vi sinh vật khác nhau. Mỗi loại đều có vai trò riêng trong việc phân hủy các chất ô nhiễm và xử lý BOD, COD, TSS để cải thiện chất lượng nước thải. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm cũng giúp hoàn tất quá trình khử Nitơ, từ đó làm giảm lượng nitơ tổng trong nước. Một số vi sinh vật có trong Microbe-Lift IND bao gồm Bacillus subtilus, Clostridium butyricum, Desulfovibrio vulgaris, Bacillus licheniformis…
- Microbe-Lift N1: Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt (Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp) giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa Amoni thành Nitrat. Nhờ những đặc tính nổi bật này, Microbe-Lift N1và Microbe-Lift IND được coi là một giải pháp hiệu quả và thiết yếu trong việc xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ.
Qua bài viết trên, Biogency đã giới thiệu đến bạn phương pháp xử lý nước thải sản xuất đồ gỗ bằng công nghệ AO tiên tiến. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, bạn có thể lựa chọn các dòng men vi sinh như Microbe-Lift để loại bỏ các tạp chất có hại bên trong nguồn nước. Nếu bạn đang cần tìm sản phẩm vi sinh để xử lý nước thải thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh