yếu tố ảnh hưởng đến phân compost

Những yếu tố ảnh hưởng đến phân compost

Phân compost là loại phân hữu cơ được nhà nông sử dụng rất phổ biến bởi nguyên liệu rất dễ kiếm và đặc biệt là có thể tự sản xuất. Điều này giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí và đem đến hiệu quả cao cho năng suất nuôi trồng. Tuy nhiên, trong quy trình ủ (tham khảo quy trình ủ phân Compost) có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân compost mà không phải ai cũng biết.

Yếu tố ảnh hưởng đến phân compost

yếu tố ảnh hưởng đến phân compost

Nguyên liệu ủ phân đầu vào

+ Nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ủ, thời gian ủ, chất lượng mùn,… của phân compost

+ Ngoài ra, tỉ lệ cacbon/nitơ (C/N) cũng được xem là nguyên tố ảnh hưởng đến quy trình ủ. Cacbon mang đến năng lượng để xây dựng tế bào, nito giúp vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nếu Nito vượt quá tiêu chuẩn sẽ hình thành NH3 gây ra mùi hôi khó chịu cho khối ủ 

+ 21/1 tới 45/1 là tỉ lệ C/N tối ưu trong quy trình ủ phân compost, tỉ lệ này phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu khác nhau. 

Ta có bảng tỷ lệ C/N phù hợp theo nhiên liệu như sau: 

Loại Tỷ lệ C/N
Phân bò (phân chuồng) 20/1
Xơ dừa 66/1
Rơm 80/1
Thân ngô 60/1
Lá cây 35/1-85/1
Than bùn 58/1
Cám gạo 48/1
Mùn cưa (để 2 tháng) 625/1
Giấy báo 170/1
Rác sinh hoạt (hữu cơ) 10/1-15/1

Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ

Để các vi sinh vật hoạt động ổn định trong quá trình ủ thì việc kiểm soát nhiệt độ là điều vô cùng quan trọng. Nhiệt độ ủ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố kích thước, không khí, độ ẩm, tỉ lệ C/N. 

Nhiệt độ khoảng 50-55 độ C là mức nhiệt độ tối ưu để ủ phân, trong quá trình ủ, nhiệt độ sẽ liên tục tăng cao nhưng nếu tăng quá 70 độ C thì các vi sinh vật phân huỷ có thể bị tiêu diệt. Vì thế việc đảo trộn khối ủ thường xuyên sẽ giúp điều hòa nhiệt độ của giảm nhiệt độ đáng kể. Đến cuối giai đoạn. Cuối quá trình, nhiệt độ giảm xuống khoảng 35 độ C thì quá trình ủ phân đã hoàn thành.

Độ ẩm

Nước cần cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào trong tế bào. Độ ẩm tối đa cho phép 50-60%. Các sinh vật sống đóng vai trò quyết định trong quá trình ủ nó giúp phân hủy nguyên liệu thường tạo thành 1 màng nước mỏng trên bề mặt các phân tử của nguyên liệu. 

Nước là yếu tố rất quan trọng cho quá trình hoà tan các chất dinh dưỡng trong tế bào, vậy nên độ ẩm khoảng 50 – 60% thì phù hợp. 

Nếu độ ẩm thấp hơn 30%, thì các vi sinh vật sẽ kém hoạt động, ngược lại với độ ẩm lớn hơn 65%, quá trình phân huỷ phân bị chậm lại và chuyển sang phân kỵ khí. Bởi vì khi độ ẩm cao, khiến các phân tử nước bị che đi không cho không khí đi vào, dẫn đến mùi hôi thối, giảm đi bớt đi chất dinh dưỡng và gia tăng các vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp khối ủ quá khô, bạn có thể phun sương hay tưới nước trực tiếp với lượng vừa đủ cho khối, còn khối quá ướt thì nên trộn đều để giảm bớt độ ẩm.

Các yếu tố vật lý

Kích thước hạt

Quy trình phân huỷ hiếu khí diễn ra trên bề mặt nên kích thước hạt nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phân huỷ. Vậy nên nếu diện tích bề mặt càng lớn thì các nguyên liệu tiếp xúc với oxy càng nhiều, từ đó tốc độ để phân huỷ sẽ nhanh hơn. Kích thước hạt tối ưu nhất với đường kính khoảng 3-50mm, bạn có thể sử dụng phương pháp cắt, băm, nghiền,… với vật liệu để có kích thước phù hợp với quá trình ủ. 

Độ tơi xốp của đống ủ

Tương tự như phần kích thước, độ xốp cao cũng giúp gia tăng quá trình ủ. Độ xốp sẽ được tối ưu theo từng loại vật liệu khác nhau, thông thường độ xốp phù hợp cho quá trình ủ là 30-60%, tốt nhất ở 32-36%. Có thể bổ sung thêm tỉ lệ vật liệu tạo cấu trúc phù hợp để tạo độ xốp như rơm, rạ, cỏ,… 

Kích thước và thiết kế của hệ thống ủ

Để có thể kiểm soát tối ưu nhiệt độ, độ ẩm, cung cấp đủ oxy bạn cần phải lựa chọn một hệ thống ủ phù hợp. Tùy vào nhu cầu về lượng nhiên liệu xử lý mà bạn có thể lựa chọn vật liệu xử lý, có thể là kích thước theo luống dài, đống ủ, hay thiết bị ủ cơ khí,…

Thổi khí

Các vi sinh vật trong đống ủ sử dụng khí oxy cung cấp từ môi trường xung quanh để có thể phân huỷ chất hữu cơ, hay giải nhiệt. Nếu lượng oxy không đủ thì khối ủ rất dễ xuất hiện các vùng kị khí và phát sinh mùi hôi. Thường để cung cấp oxy người ta thường dùng cách đảo trộn, cắm ống tre, thổi khí,… nhưng với phương pháp thổi khí thì có hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Với vận tốc thổi khoảng 5 –10m3 khí/tấn nguyên liệu/giờ.  Sẽ rất phù hợp với những quy mô ủ phân compost lớn, phục vụ sản xuất.

Tham khảo: Hướng dẫn ủ phân Compost tại nhà

Sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT IND hỗ trợ xử lý mùi hôi và phân huỷ chất hữu cơ nhanh chóng

yếu tố ảnh hưởng đến phân compost

Giới thiệu đôi nét về men vi sinh Microbe-Lift IND

  • Được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ 
  • Sản phẩm chứa quần thể vi sinh vật phân lập, được nuôi cấy dạng lỏng, có hiệu quả mạnh gấp 5-10 lần các vi sinh thông thường.
  • Mỗi loại vi sinh vật được nuôi cấy trong Microbe-Lift IND có vai trò và khả năng thích nghi khác nhau.
  • Men giúp tối đa hoá hiệu quả phân huỷ các chất hữu cơ cho cả hệ thống

Các bước sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong ủ phân compost

Men vi sinh Microbe-Lift ủ phân Compost hiệu quả hơn. Bạn cần làm các bước sau:

– Pha loãng men vi sinh Microbe-lift IND với nước theo tỉ lệ 1:50 hoặc 1:100 (tùy theo nguyên liệu ủ).

– Sử dụng 2-4 lít dung dịch đã pha cho 1 m3 nguyên liệu ủ.

– Phun đều dung dịch đã pha vào nguyên liệu ủ khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên.

Xem thêm: Cách giảm mùi hôi khi ủ phân Compost với men vi sinh

__________________________

Phía trên Biogency đã chia sẻ đến bạn các yếu tố ảnh hưởng đến phân compost và cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hiệu quả xử lý. Mong rằng sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện hệ thống xử lý phân compost hoàn chỉnh. 

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về phương pháp xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký