10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!

Bệnh ở tôm dẫn đến sản lượng tôm bị sụt giảm nghiêm trọng khiến tỷ lệ thu hoạch thấp và thiệt hại lợi nhuận đối với người nuôi trồng. Để giúp cộng đồng nuôi tôm, Biogency đã tổng hợp đến bà con 10 dịch bệnh ở tôm phổ biến mà người nuôi tôm phải đối mặt. Bà con theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh phân trắng (White Feces Disease)

Bệnh phân trắng ở tôm là tình trạng bệnh ở tôm mất cảm giác ngon miệng, lười ăn dẫn đến tình trạng tử vong ở tôm. Triệu chứng dễ thấy của bệnh phân trắng ở tôm là sự thay đổi màu sắc ở ruột, so với tôm bình thường. Lúc này, ruột tôm thường có màu nhạt thay vì màu nâu sẫm.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh WFD ở tôm là do yếu tố môi trường như chất lượng kém, tích tụ bùn ở đáy áo và sinh vật phù du có ở ao. Ngoài ra, bệnh WFD còn do chủ nuôi tôm ở mật độ cao hay chất lượng thức ăn kém.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh phân trắng ở tôm.

>>> Xem thêm: Cách xử lý và phòng bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome)

Bệnh tôm chết sớm do vibrio parahaemolyticus ở tôm gây ra, bệnh có thể gây chết tới 100% tôm. Bà con có thể nhận biết bệnh tại giai đoạn ấu trùng và có thể chẩn đoán khoảng 20-30 ngày sau khi thả giống.

Để ngăn ngừa bệnh, người nuôi tôm cần tập trung vào việc đảm bảo chất lượng của tôm bố mẹ và hậu ấu trùng (PL). Bên cạnh đó, bà con cần thực hiện các biện pháp quản lý trang trại như làm sạch đáy ao và chuẩn bị nước ao. Đồng thời xác định mật độ thả giống, lựa chọn thức ăn và phương pháp cho ăn.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh tôm chết sớm do vibrio parahaemolyticus ở tôm gây ra.

>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh EMS trên tôm

Bệnh gan tụy (Hepatopancreatic microsporidiosis)

Bệnh gan tụy ở tôm dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt hay chất lượng tôm thấp, tôm nhỏ hơn so với thông thường. Triệu chứng thường gặp của bệnh là tôm xuất hiện chất màu trắng đục trên vùng bụng của tôm. Tôm bị nhiễm bệnh gan tụy khi chúng ăn thức ăn và phân bị ô nhiễm từ tôm đã bị nhiễm bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng bệnh ở tôm này là người nông dân phải thường xuyên làm sạch và khử trùng nước ao nuôi cũng như liên tục theo dõi nguồn thức ăn của tôm. Bên cạnh đó, trứng cũng cần được khử trùng bằng cách sử dụng nước Clo.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh gan tụy ở tôm.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh gan tụy ở tôm

Bệnh đốm trắng (White Spot Disease)

Bệnh đốm trắng ở tôm đã từng được phát hiện vào năm 2014 tại Philippines, bệnh này làm giảm sản lượng tôm ở địa phương từ 1 – 1.5 tấn xuống còn 200kg hoặc ít hơn. Rút nghiệm từ ví dụ trên, bà con có thể nhận biết tình trạng này đó là tôm xuất hiện đốm trắng ở xương ngoài, chán ăn.  Bên cạnh đó tôm sẽ có dấu hiệu bơi lội thất thường như bơi nghiêng, bơi gần mặt nước và tôm thường tụ tập quanh mép ao.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố môi trường do độ pH trong nước cao hay do một số vi khuẩn gây nên. Bà con có thể khắc phục tình trạng bệnh này ở tôm như làm sạch ao hồ, theo dõi và kiểm tra tôm thường xuyên.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh đốm trắng ở tôm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh tôm phát sáng (Luminous Vibriosis)

Đây là căn bệnh do vi khuẩn Vibrio harveyi, V. splendidus và các vi khuẩn Vibrio sáng khác gây ra. Những tác nhân này ảnh hưởng đến trứng, ấu trùng, ấu trùng sau khi trưởng thành và con giống tôm. Ấu trùng trở nên mờ trắng trong khi các con giống tôm bình thường khác có các vùng màu không đồng nhất trên cơ thể.

Bệnh tôm phát sáng có thể gây tử vong cho tôm và có thể xóa sổ tới 100% quần thể tôm. Để ngăn chặn, điều tốt nhất mà bà con cần làm là theo dõi tôm trong giai đoạn đầu và thực hiện kiểm tra vi khuẩn thông qua việc thường xuyên xét nghiệm mẫu nước. Thêm vào đó, bà con cần tạo ra sự đa dạng vi sinh vật trong nước để loại bỏ các mầm bệnh bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Dấu hiệu bệnh tôm phát sáng.

>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh tôm phát sáng hiệu quả

Bệnh đốm nâu/đen (Brown/Black Spot Disease)

Bệnh đốm nâu/đen được gây ra bởi vi khuẩn phá vỏ thuộc các họ Vibrio, Aeromonas và Pseudomonas. Bệnh này ảnh hưởng đến tôm từ giai đoạn ấu trùng đến khi tôm trưởng thành. Bà con có thể nhận biết khi tôm có màu nâu đậm và màu tro hay xuất hiện các vết phồng rộp trên cơ thể tôm. Tôm bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến tình trạng tôm ăn thịt đồng loại hoặc chết do căng thẳng.

Một điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh đốm nâu/ đen là duy trì chất lượng nước ao ở trạng thái tốt. Vì tải lượng chất hữu cơ trong nước cần được giữ ở mức thấp. Vì vậy, bà con cần loại bỏ tôm chết và các bộ xương ngoại lột xác. Vì chúng có thể chứa và nuôi dưỡng vi khuẩn gây hại không mong muốn.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh đốm nâu/ đen hay bệnh vỏ ở tôm.

Bệnh đen mang (Black Gill Disease)

Bệnh đen mang có biểu hiện như sự thay đổi màu sắc hoặc hình thành các vết đặc biệt trên thân của tôm. Bệnh gây mất khẩu vị, khó thở, nhiễm trùng phụ do vi khuẩn gây bệnh và có thể dẫn đến cái chết của tôm.

Bệnh mang đen là do sự thiếu axit ascorbic trong chế độ ăn của tôm, cũng như từ sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm trong nước như cadmium, đồng, dầu, amoniac và nitrat. Một nguyên nhân khác là do tải lượng chất hữu cơ cao do thức ăn dư thừa hoặc mảnh vụn trong khu vực nuôi trồng, gây tăng hàm lượng nitơ độc hại trong môi trường nuôi tôm.

Để ngăn chặn tình trạng trên, bà con cần đảm bảo rằng tôm không bị cho ăn quá nhiều. Ngoài ra, giữ cho khu vực nuôi tôm luôn sạch sẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Bà con có thể thực hiện bằng cách áp dụng các biện pháp vi sinh liên quan.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh đen mang ở tôm.

>>> Xem thêm: Biểu hiện khi tôm bị đen mang nguyên nhân và cách khắc phục?

Bệnh vi khuẩn dạng sợi (Filamentous Bacterial Disease)

Bệnh vi khuẩn dạng sợi là do vi khuẩn Leucothrix sp gây nên. Khiến tôm khó khăn trong việc di chuyển và bề mặt trứng tôm sẽ xuất hiện các sợi tơ, gây khó khăn cho quá trình hô hấp và nở trứng. Bên cạnh đó, các vi khuẩn sẽ tạo cản trở cho quá trình hô hấp trên bề mặt và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.

Bà con có thể phát hiện bệnh vi khuẩn dạng sợi bằng cách quan sát dưới kính hiển vi, thân và mang tôm sẽ có những sợi phát triển giống như sợi chỉ và tất cả đều không màu. Để khắc phục bệnh ở tôm, bà con cần quan sát và duy chất lượng nước tốt. Cũng như cần duy trì lượng oxy hòa tan ở mức lớn hơn 5 ppm và mức hữu cơ ở mức thấp.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Dấu hiệu bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm.

>>> Xem thêm: Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm và cách phòng tránh

Bệnh mềm vỏ (Chronic Soft-Shell Syndrome)

Bệnh mềm vỏ ở tôm xuất phát chủ yếu từ việc thiếu chất dinh dưỡng, với biểu hiện qua hội chứng vỏ mềm mãn tính. Tôm trong quá trình phát triển sẽ có một lớp vỏ mỏng và mềm dai kéo dài trong vài tuần. Bề mặt vỏ thường có màu sẫm, xù xì và nhăn nheo, làm cho tôm trở nên yếu đuối.

Không giống như quá trình lột xác thông thường, vỏ của tôm bị nhiễm bệnh không mịn màng và không được cứng lại như bình thường, mất nhiều thời gian hơn từ 1-2 ngày. Do vỏ mềm, tôm trở nên yếu đuối và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến tốc độ phát triển chậm và cuối cùng là tử vong.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh mềm vỏ, sau khi thu hoạch, ao nuôi hoặc thùng chứa tôm cần được xả nước kỹ lưỡng, đặc biệt khi có nguy cơ tôm nhiễm thuốc trừ sâu. Bà con có thể sử dụng thức ăn bổ sung như thịt hến, để giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường sức khỏe cho tôm.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh mềm vỏ ở tôm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân tôm mềm vỏ và cách phòng tránh tình trạng này

Bệnh nhiễm trùng lông (Ciliate Infestation)

Bệnh nhiễm trùng lông là một căn bệnh đe dọa sức khỏe của tôm, gây ra nhiều tác động tiêu cực như mất khẩu vị, khó di chuyển và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Đặc biệt, khi môi trường nước thiếu oxy hòa tan, bệnh có thể lan rộng và gây tổn thương nghiêm trọng. Bà con có thể nhận biết căn bệnh dễ qua các dấu hiệu phổ biến như kết cấu mờ trên vỏ và màng có màu từ đỏ nhạt đến nâu.

Để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng lông, việc theo dõi mức độ oxy hòa tan trong nước là rất quan trọng. Đảm bảo rằng mức oxy hòa tan đủ cao sẽ giúp tôm duy trì sức khỏe tốt và khả năng chống chọi với bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bà con cần tránh sự tích tụ quá nhiều chất hữu cơ trong nước, vì chúng có thể làm giảm mức độ oxy hòa tan và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Bệnh nhiễm trùng lông ở tôm.

Ngăn ngừa và xử lý bệnh ở tôm là một việc làm cần thiết để đảm bảo môi trường nuôi tôm an toàn, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Nếu bà con muốn mua các  sản phẩm men vi sinh 100% từ Mỹ hỗ trợ trong chăm nuôi tôm của nhà BIOGENCY, hãy liên hệ qua HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn tốt nhất nhé!

>>> Xem thêm: Cơ chế của chế phẩm sinh học cải thiện hiệu suất nuôi tôm thẻ chân trắng

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký