3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!

3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!

Xử lý Nitơ Amonia đạt tiêu chuẩn xả thải luôn là vấn đề được các hệ thống xử lý nước thải quan tâm. Để quá trình xử lý ổn định, đạt hiệu quả tối ưu nhanh chóng, đòi hỏi nhà vận hành cần tính toán, kiểm soát tốt các điều kiện xử lý Nitơ, Amonia cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho vi sinh vật xử lý Nitơ hoạt động. Chi tiết được Biogency liệt kê qua 3 bước dưới đây.

Bước 1: Kiểm soát các điều kiện xử lý Nitơ Amonia

Để xử lý Nitơ Amonia cần thông qua 2 quá trình: Quá trình Nitrat hóaquá trình Khử Nitrat. Để 2 quá trình này diễn ra thuận lợi nhà vận hành cần kiểm soát tốt một số điều kiện môi trường trong các bể sinh học bao gồm:

Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Vi khuẩn Nitrat hóa bao gồm Nitrobacter và Nitrosomonas là 2 vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, chúng cần lượng lớn oxy hòa tan. Hiệu suất quá trình Nitrat hóa được đảm bảo tối ưu khi DO (Oxy hòa tan) đạt tối thiểu 3.0 mg/l, nếu nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí dưới 0.5 mg/l thì quá trình Nitrat hóa sẽ không xảy ra. Trong quá trình vận hành nếu kiểm tra nồng độ oxy hòa tan không đủ thì cần điều chỉnh máy sục khí trong bể để hàm lượng DO lên tối thiểu 3 mg/l.

3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!
Hiệu suất quá trình Nitrat hóa đảm bảo khi DO (Oxy hòa tan) đạt tối thiểu 3.0 mg/l.

Độ kiềm

Vi khuẩn Nitrat hóa là vi khuẩn tự dưỡng, nghĩa là chúng cần nguồn Cacbon vô cơ (CO3 2-, HCO3 – ). Cụ thể để loại bỏ 1 mg Amoniac (N-NH4) sẽ cần 7,15 mg độ kiềm (CaCO3) hoặc 8.62 mg HCO3-. Do đó, độ kiềm Cacbonat là yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình xử lý Amonia (Nitrate hóa) trong chu trình xử lý Tổng Nitơ.

Hệ thống cần kiểm soát độ kiềm từ 100-200 mg/CaCO3-. Nếu độ kiềm không đủ hoặc pH tuột dưới 6.5 thì có thể bổ sung hóa chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3 ) hoặc Soda ash light (Na2CO3).

Độ pH

Quá trình Nitrat hóa phụ thuộc rất nhiều vào độ pH, vì Nitrat hóa sẽ tạo ra H+ làm pH trong hệ thống bị giảm. Quá trình Nitrat hóa hiệu quả với khoảng pH từ 7.0 – 8.5 (tối ưu từ 7.5 – 8.0), nếu pH giảm xuống 6.0 hoặc thấp hơn thì quá trình Nitrate hóa sẽ bị ức chế.

Nhiệt độ

Nhiệt độ nước diễn ra quá trình Nitrat hóa là 20 – 35℃ (tối ưu là 24 – 30℃). Nếu nước thải có nhiệt độ cao trên 40℃ thì cần sử dụng thêm tháp giải nhiệt hoặc pha loãng nước thải.

Tuổi bùn MCRT

Để quá trình Nitrat hóa diễn ra tối ưu thì nhà vận hành cũng cần chú ý đến tuổi bùn trong bể hiếu khí. Theo đó, để có thể tăng số lượng vi khuẩn Nitrat hóa trong bùn hoạt tính, tuổi bùn (MCRT) cao > 15 ngày.

Độ mặn

Một số vi khuẩn Nitrat hóa sẽ phát triển ở độ mặn từ 0 – 6 ppt (phần nghìn). Các vi khuẩn Nitrat hóa khác sẽ phát triển ở độ mặn từ 6 – 44 ppt. Việc thích nghi với các độ mặn khác nhau có thể mất khoảng thời gian từ 1-3 ngày.

Ánh sáng

Vi khuẩn Nitrat hóa khá nhạy cảm với ánh sáng xanh và tia cực tím, vì vậy bùn cần tăng MLSS nếu như lượng bùn trong bể hiếu khí ít hoặc có thể sử dụng mái che, …

Tương tự như quá trình Nitrat hóa, để quá trình khử Nitrat diễn ra suôn sẻ, nhà vận hành cũng cần kiểm soát các điều kiện tương tự là:

  • Thực hiện trong điều kiện thiếu khí (DO < 0.5 mg/l). NO3 – đóng vai trò là chất cho oxy để phân hủy chất hữu cơ.
  • Độ pH từ 7.0 đến 8.5.
  • Nguồn Carbon: Methanol (CH3OH), Etanol (C2H5OH), Axit acetic (CH3COOH), mật rỉ đường (C6H12NNaO3S).
  • Thời gian lưu của bể khử Nitrat đủ lớn,  tăng tỷ lệ tuần hoàn Nitrat 150 – 300%.

Bước 2: Cân bằng tỷ lệ dinh dưỡng

Để vi sinh vật có thể tổng hợp tế bào thì cần cung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm chất nền được gọi là Carbon (đại diện là BOD), Nitơ (N) và Phốt pho (P). Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong bể sinh học hiếu khí là BOD: N: P = 100: 5: 1.

  • BOD được bổ sung bằng rỉ đường, Glucose hoặc Methanol.
  • Nitơ có thể được bổ sung bằng Urê.
  • Photpho có thể được bổ sung bằng DAP hoặc axit H3PO4.
3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!
Dinh dưỡng cho vi sinh vật.

Nước thải thiếu N và P sẽ sinh ra vi khuẩn dạng sợi, gây nở bùn thay vì keo tụ sinh học. Trong trường hợp thừa N và P, vi sinh vật không thể phát huy hết tác dụng, do đó phải có các biện pháp đặc biệt để loại bỏ N và P.

Để kiểm soát các yếu tố kể trên nhà vận hành cần phân tích định kỳ chất lượng nước thải đầu vào – đầu ra các bể sinh học để xem xét quá trình chuyển hóa chưa hiệu quả ở giai đoạn nào, rồi từ đó tăng hiệu suất xử lý giai đoạn đó. Lưu ý, khi phân tích nên chọn khu vực lấy mẫu phù hợp để cho kết quả khách quan nhất.

Bước 3: Bổ sung vi sinh vật để xử lý Nitơ Amonia

Ngoài 2 bước trên, để đảm bảo hệ thống vận hành với hiệu suất ổn định, nhà vận hành cần phải bổ sung thêm các chủng vi sinh Nitrat hóa, trong đó nổi bật là Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. Microbe-Lift N1 là men vi sinh hàng đầu tích hợp thành công bộ đôi vi khuẩn Nitrat hoá cho hiệu suất xử lý vượt trội.

3 bước để xử lý Nitơ Amonia đạt chuẩn nhanh!
Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa các chủng vi sinh vật giúp xử lý Nitơ Amonia hiệu quả.

Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift N1:

  • Vi sinh hoạt tính mạnh, thúc đẩy quá trình xử lý Nitơ Amonia cho hiệu quả sau 2-4 tuần.
  • Có khả năng khắc phục hiện tượng vi sinh chết do sốc tải.
  • Hoạt động được với hàm lượng Ammonia đến 1.500 mg/l.
  • Hỗn hợp dạng lỏng, sử dụng liền, không cần ngâm ủ kích hoạt.
  • Phản ứng nhanh kể cả trong điều kiện khó khăn, thời tiết lạnh để khôi phục quá trình Nitrat hóa.
  • Khả năng chịu mặn đến 4%.

Hiện Biogency là thương hiệu phân phối các sản phẩm từ Microbe-Lift tại thị trường Việt Nam. Đội ngũ nhân viên Biogency có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp khách hàng giải quyết các vấn đề về xử lý Nitơ Amonia. Để biết thêm thông tin về cách tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Xử lý Nitơ đạt chuẩn xả thải với Vi sinh Microbe-Lift N1 – Sản phẩm chuyên biệt với Nitrosomonas và Nitrobacter

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký