Nước thải sản xuất bia chứa nhiều thành phần phức tạp. Để xử lý đạt chuẩn cần áp dụng quy trình đa giai đoạn, thông thường được chia thành 3 giai đoạn chính gồm sơ bộ, thứ cấp và bậc ba. Bài viết này, cùng Biogency tìm hiểu chi tiết về 3 giai đoạn xử lý nước thải sản xuất bia.
Thành phần nước thải sản xuất bia
Trung bình để sản xuất 1 lít bia cần đến 6 lít nước, đồng nghĩa với lượng nước thải vô cùng khổng lồ. Quy trình sản xuất bia phức tạp, nhiều giai đoạn, sử dụng nhiều hoá chất, thành phần nước thải vì thế cũng vô cùng đa dạng và khó xử lý. Trong đó chủ yếu bao gồm:
- Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ như đường, tinh bột, protein, và xác men
- Chất rắn lơ lửng: Bao gồm các hạt bã malt, xác men, bột trợ lọc, và các chất rắn khác.
- Hoá chất: Các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất bia, như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3
- Vi sinh vật: Nấm men, vi khuẩn gây bệnh

Ảnh hưởng của nước thải sản xuất bia
Không chỉ lưu lượng lớn, thành phần phức tạp, nhiều chất độc hại mà nồng độ các chất ô nhiễm (Nitơ, Photpho, COD, TSS, BOD, CO,…) trong nước thải sản xuất bia cũng ở mức cao. Do vậy, nước thải sản xuất bia được xem là tác nhân gây hại vô cùng lớn đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người nếu không xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải.
Trong đó, nổi bật là hiện tượng phú dưỡng đe dọa sự sống của các loài thuỷ sinh. Mùi hôi thối nồng nặc cùng nước thải đen ngòm đổ ra các sông hồ, kênh rạch, làm mất mỹ quan đô thị. Nguồn nước mặt và nước ngầm ô nhiễm, tiềm ẩn các mầm bệnh cho người dân khu vực sinh sống gần đó.
Theo quy định, nước thải sản xuất bia cần đạt chuẩn xả thải khi đáp ứng quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
3 giai đoạn xử lý nước thải sản xuất bia
Nước thải sản xuất bia chứa nhiều thành phần độc hại phức tạp, để xử lý đạt chuẩn hệ thống cần áp dụng quy trình đa giai đoạn, được chia thành 3 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ
Giai đoạn này có nhiệm vụ loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn rác thải, cặn bã malt, dầu mỡ,… thông qua các công trình như song chắn rác, bể tách dầu mỡ. Đồng thời giai đoạn sơ bộ còn có nhiệm vụ điều chỉnh pH tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, đạt hiệu quả xử lý cao trong các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Xử lý thứ cấp
Ở giai đoạn thứ cấp có nhiệm vụ loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ thông qua quá trình xử lý kỵ khí tại bể UASB và hiếu khí tại bể Aerotank:
- Bể UASB: Chuyển hoá các chất hữu cơ thành khí Biogas và các chất đơn giản hơn, giúp giảm tải đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
- Bể trung gian: Có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải từ bể UASB, đảm bảo cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra ổn định.
- Bể Aerotank: Là công đoạn xử lý sinh học hiếu khí chủ chốt, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy để phân huỷ các chất hữu cơ còn lại, chuyển hóa thành CO2, H2O và sinh khối.
Ở giai đoạn này sử dụng các công nghệ như màng lọc MBBR để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, hóa chất độc hại. Phần bùn hoạt tính lắng sẽ được loại bỏ, một phần được tuần hoàn để tiếp tục xử lý.
Giai đoạn 3: Xử lý bậc ba
Giai đoạn bậc ba loại bỏ Nitơ và Photpho nhằm ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng hóa. Để khử Nitơ sẽ sử dụng vi sinh vật chuyển hoá, với photpho sẽ sử dụng hoá chất như phèn để tạo kết tủa loại bỏ. Cuối cùng là khử trùng bằng clo, tia cực tím, ozon hoá để loại bỏ các vi khuẩn, virus còn lại trong nước thải trước khi đạt đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.

Tăng hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng men vi sinh
Việt Nam là quốc gia sản xuất bia đứng thứ 3 thế giới, cùng với sự phát triển vượt bậc là áp lực xử lý nước thải vô cùng lớn. Nước thải sản xuất bia lưu lượng lớn, nồng độ các chất ô nhiễm ở mức cao, nổi bật là chỉ số COD, Nitơ,… Trong đó chiếm lượng lớn là các chất hữu cơ, do đó để tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống, giảm COD, BOD, loại bỏ Nitơ thì bổ sung vi sinh vật vào quá trình xử lý sinh học là giải pháp hiệu quả, an toàn lại đơn giản.
Với nhiều năm đồng hành cùng các hệ thống xử lý nước thải bia, đồng thời là đơn vị đi đầu trong xử lý Nitơ & Amonia, Biogency gợi ý bộ đôi men vi sinh “bất diệt” mang lại hiệu quả vượt trội từ thương hiệu Microbe-Lift gồm:
- Microbe-Lift IND: Giúp xử lý nhanh chóng, triệt để các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, góp phần tăng cường quá trình khử Nitrat giảm Nitơ tổng, Nitrat, Nitrit trong nước thải.
- Microbe-Lift N1: Bổ sung bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter, thúc đẩy quá trình Nitrat hoá giúp tăng hiệu suất xử lý Nitơ, Amoni trong thực tế lên đến 99%.
Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:
- Men vi sinh chứa các chủng vi sinh được phân lập, ứng dụng công nghệ độc quyền từ Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc., (USA)). (Đơn vị có gần 50 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh kết hợp công nghệ độc quyền) mang lại hiệu suất vượt trội gấp 5-10 lần vi sinh thông thường.
- Vi sinh dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ, tiết kiệm thời gian, chi phí
- Vi sinh có khả năng thích nghi đa dạng môi trường, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, đảm bảo hiệu suất xử lý
- Xử lý được hàm lượng Ammonia lên đến 1.500 mg/l
- Có khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
- Phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene- (BTX).

Tại Việt Nam, BIOGENCY tự hào là đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm men vi sinh từ Microbe-Lift. Đồng thời chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thải, nổi bật là đơn vị dẫn đầu trong xử lý Nitơ, Amonia, đã và đang đồng hành cùng nhiều hệ thống xử lý nước thải trong và ngoài nước. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như phương án xử lý nước thải hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước thải nhà máy bia nào hiệu quả?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
