Nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần ô nhiễm nặng đã và đang là mối nguy hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe của con người. Đặc biệt thành phần nước thải vô cùng đa dạng, khó xử lý triệt để.
Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn về thành phần, đặc trưng của nhóm nước thải sản xuất. Và cách xử lý tối ưu nhất mà nhà máy, xí nghiệp nên lựa chọn để đạt hiểu quả tốt nhất.
Các nội dung chính
Nước thải sản xuất gồm những thành phần gì?
Nước thải sản xuất là nước thải được sinh ra trong toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp bao gồm khâu chế biến, sản xuất cho đến vệ sinh thiết bị, máy móc. Tương ứng với mỗi lĩnh vực sản xuất khác nhau, sản phẩm, công nghệ, quy trình khác nhau thì thành phần, đặc trưng, lưu lượng và nồng độ nước thải cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo các chất ô nhiễm đặc trưng của một số loại hình sản xuất công nghiệp phổ biến ở bảng sau:
Các thông số đặc trưng cho nước thải công nghiệp bao gồm nhiệt độ, mùi vị, màu sắc, độ đục, các chất ô nhiễm không tan như các chất có thể lắng được, chất rắn lơ lửng và các chất nổi như dầu, mỡ; các chất tan như các muối vô cơ, các hợp chất hữu cơ tan trong nước, axit, kiềm.
Có những loại muối tan như muối sunfat, muối clorua không có khả năng phân hủy sinh học. Nhìn chung nước thải sản xuất chứa 2 thành phần cơ bản nhất là các chất hữu cơ (đặc trưng qua thông số BOD, COD) và các kim loại nặng như thủy ngân, đồng, chì, kẽm, cadimi…
Để biết được chính xác thành phần, đặc tính nước thải sản xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích. Đặc tính nước thải cho phép đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và là những thông số cần thiết để lựa chọn phương pháp xử lý và thiết kế tính toán các thiết bị xử lý.
Bảng thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo quy định QCVN 40: 2011/BTNMT
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất
Xử lý nước thải sản xuất là vấn đề cấp bách trong bối cảnh nền nông nghiệp ngày càng phát triển không ngừng. Nếu nguồn nước thải này không được xử lý sẽ là mối nguy hại to lớn đối với môi trường và sức khỏe con người, đe dọa hệ sinh thái.
Tương ứng với mỗi loại hình sản xuất có đặc trưng nước thải, nồng độ, lưu lượng khác nhau mà công nghệ xử lý cũng sẽ có sự khác biệt. Bạn có thể tham khảo quy trình xử lý nước thải sản xuất cơ bản sau đây:
Bước 1: Tách dầu mỡ
Để tránh làm tắc đường ống, cản trở quá trình vận hành thì hệ thống xử lý cần bắt đầu bằng khâu tách dầu mỡ. Lượng dầu mỡ từ động thực vật phát sinh từ nhà bếp, dầu mỡ máy. Phương pháp tách dựa trên biện pháp trọng lực.
Bước 2: Bể thu gom và điều hòa
Nước thải sẽ được bơm lên bể thu gom đến bể điều hòa nhằm mục đích điều hòa lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Tại bể điều hòa sẽ được cấp khí để san bằng nồng độ chất ô nhiễm, đồng thời tránh hiện tượng lên men kỵ khí bùn.
Bước 3: Thiết bị keo tụ lắng
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm một lưu lượng nhất định sang thiết bị keo tụ – lắng. Trong thiết bị keo tụ hai ngăn, các hóa chất như PAC, NaOH được cấp vào ngăn khuấy trộn nhanh. Nhờ quá trình đông tụ hóa, các chất hữu cơ phân tán trong nước thải như chất mang màu, mực in, các thành phần trợ màu, các chất lơ lửng sẽ đông tụ thành các hạt kích thước bé.
Sau đó dòng nước thải sẽ chảy qua ngăn khuấy chậm của hệ thống keo tụ – tạo bông. Trong ngăn này, polymer sẽ được bơm định lượng cấp vào với lưu lượng thích hợp. Các polime có nhiệm vụ liên kết các hạt rắn kích thước bé thành các bông cặn to, dễ lắng.
Ở ngăn lắng, dòng nước thải được phân phối vào bể ở ống trung tâm và sau đó phân tán đều ra khắp tiết diện bể và đi từ dưới lên. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông tách khỏi dòng chảy, lắng xuống đáy bể. Phần nước trong dâng lên mặt và chảy vào máng thu nước, chảy qua bể sinh học hiếu khí.
Bước 4: Bể hiếu khí
Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân tán bọt mịn.
Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hóa diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Ngoài ra, trong bể còn bố trí hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng mật độ vi sinh vật lên nhiều lần giúp ổn định hiệu quả xử lý và phân giải triệt để các thành phần hữu cơ.
Bước 5: Tách bùn nhờ bể lắng
Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách bùn sinh học có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Bước 6: Khử trùng
Trong bể khử trùng, Chlorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được, tạo cho nước độ trong cần thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
>>> Tham khảo chi tiết: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn theo quy định của BTNMT
Để được tư vấn cụ thể hơn phương pháp xử lý nước thải sản xuất ở từng lĩnh vực. Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514. Hoàn toàn miễn phí!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh