Ham khi Biogas Nguyen ly hoat dong va cach tang hieu suat xu ly 01

Hầm khí Biogas: Nguyên lý hoạt động và cách tăng hiệu suất xử lý

Hầm khí Biogas không còn quá xa lạ với nhiều bà con nông thôn cũng như các cơ sở chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến quy mô công nghiệp. Tuy nhiên để duy trì được hiệu suất của hầm Biogas ổn định sau nhiều năm sử dụng thì không phải ai cũng biết. Cùng Biogency tìm hiểu cách tăng hiệu quả xử lý hầm Biogas đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay.

Nguyên lý hoạt động và cách tăng hiệu suất xử lý hầm biogas hiệu quả

1/ Hầm khí Biogas là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?

Với những ai chưa biết về hầm khí Biogas thì đây là hầm chứa đựng chất thải hữu cơ, chủ yếu là phân của các vật nuôi như heo, bò, gà… Các chất hữu cơ sẽ tiến hành phân giải, tạo ra khí sinh học được gọi là Biogas bao gồm khí Metan (CH4), Nitơ, Cacbon dioxit và H2S. Trong đó chủ yếu là khí Metan, chiếm đến 51%. CH4 là chất khí gây cháy, được ứng dụng để đun nấu.

Tại các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, các cơ sở chăn nuôi, các trang trại lớn nhỏ đã và đang ứng dụng hầm khí Biogas để lấy năng lượng đun nấu hằng ngày, dùng cho sinh hoạt…

Lợi ích của hầm Biogas:

Không chỉ sở hữu 2 lợi ích to lớn là xử lý được chất thải và mang lại lợi ích kinh tế. Hầm khí Biogas còn được xem là giải pháp mang đến nhiều lợi cho vật nuôi và môi trường. Cụ thể như:

  • Tránh được mầm bệnh cho vật nuôi
  • Tạo môi trường chăn nuôi được sạch sẽ. Giảm thiểu các bệnh tật, mùi hôi thối trong môi trường xung quanh.
  • Tận dụng được nguồn phân bón
  • Nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng hiện đại hóa, nông thôn mới.
  • Giải phóng sức lao động cho nội trợ
  • Giữ được môi trường xanh sạch đẹp
  • Tiết kiệm được chi phí hàng tháng

2/ Làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý hầm khí Biogas?

Sau 1-2 năm sử dụng hoặc sử dụng để xử lý chất thải hữu cơ tải trọng lớn với tần suất liên tục khiến rất nhiều hầm khí Biogas rơi vào tình trạng không còn đạt hiệu suất như ban đầu. Các biểu hiện của hầm khí Biogas không hiệu quả gồm:

  • Khí sinh ra ít hoặc thậm chí là không có
  • Khí sinh ra không cháy
  • Khí gây mùi khó chịu
Làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý hầm khí Biogas?

Làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas?

Hiện nay giải pháp được ưa chuộng để tăng hiệu suất xử lý hầm khí Biogas đó chính là bổ sung men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS. Đây là dòng men vi sinh có hoạt tính cao gấp 5-10 lần vi sinh thường, được chọn lọc, nuôi cấy theo công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ giúp nhanh chóng nâng cao hiệu suất xử lý các chất hữu cơ.

Cụ thể, theo tính toán, lượng khí Biogas sau khi sử dụng men vi sinh BIOGAS được tăng lên từ 30-50%, nồng độ H2S sẽ được giảm xuống. Bên cạnh đó sử dụng men vi sinh BIOGAS còn mang lại các lợi ích như:

  • Giảm BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí.
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do sốc tải.
  • Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.

Ưu điểm của men vi sinh BIOGAS là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, kích hoạt nhanh vì ở dạng lỏng. Dễ bảo quản, thời hạn sử dụng 2 năm, cao hơn các dòng tương tự. 

Liều lượng sử dụng:

Với quy mô từ 2.000 heo nái hoặc 5.000 con:

  • Ngày 1 đến 14: 0,5 gallon/ ngày.
  • Ngày 15 đến 30: 0.25 gallon/ ngày
  • Duy trì: 0,5 gallon/ tuần

Với các trang trại lợn có quy mô khác nhau, sử dụng số lượng tỷ lệ thuận với liều dùng này. Hầm Biogas (nguyên liệu từ nhà máy chế biến tinh bột sắn):

Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:

  • Ngày 1 và 2 sử dụng từ 12 – 60 ml/m3.
  • Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 6,5 -26 ml/m3.
  • Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 3,5 – 14 ml/m3.

Để duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 2 – 9 ml/m3. Bổ sung 1 tuần/lần. Lưu ý về liều lượng sẽ tùy thuộc vào quy mô từng hầm khí Biogas.

Tham khảo: Xử lý hầm Biogas không có ga

Lưu ý:

Ngoài ra một điểm lưu ý, đối với các hầm Biogas, nhất là hầm Biogas tự phát của các bà con. Sau thời gian 1-2 năm sử dụng, hầm sẽ phát sinh váng. Do đó để đảm bảo an toàn thì người dân không nên lắp đặt đường ống dẫn khí đi qua những nơi gần nguồn nhiệt, dễ gây cháy nổ. Khi cuốc xới hay đào móng xây dựng các công trình gần hầm Biogas cần cẩn trọng, tránh tác động của ngoại lực vào hầm sẽ dễ gây nổ bởi áp suất khí trong hầm rất lớn. Đối với những hầm đã để lâu ngày không sử dụng, cần tạo một đường thoát khí từ trong hầm ra bên ngoài, tránh để các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày chuyển hóa thành khí Metan dễ gây cháy nổ.

Để được hỗ trợ tư vấn rõ hơn, liên hệ Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký