Sản xuất tinh bột sắn (mì) là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, nó lại mang đến hệ lụy lớn về ô nhiễm môi trường vì một số nhà máy xả thải tinh bột sắn không đạt chuẩn theo quy định. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng vi sinh liệu có an toàn, hiệu quả cao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Các nội dung chính
Tìm hiểu nguồn phát sinh nước thải tinh bột sắn
Lượng nước thải tinh bột sắn sản sinh trong suốt quá trình sản xuất. Cụ thể thì có 10% đến từ việc rửa củ và 90% còn lại là bao gồm các công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước.
Giải thích chi tiết:
- Trong công đoạn rửa: Sắn được rửa bằng nước trước khi đưa đi lột vỏ để loại bỏ hết các chất bẩn bám trên bề mặt. Nếu không rửa sạch thì tinh bột làm ra sẽ có màu ngả nâu rất xấu.
- Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ: Phần lớn, người ta dùng nước để rửa và tách tinh bột từ xơ củ sắn (mì). Ngoài ra, một lượng nước nhỏ khác sẽ được dùng trong quá trình nghiền củ.
Thành phần nước thải tinh bột sắn
- Có hàm lượng chất rắn lơ lửng cùng nồng độ oxy hóa cao, vượt gấp 15 – 25 lần quy chuẩn cho phép. Hàm lượng chi tiết như sau: thường dao động từ 1.150 – 2.000 mg/l SS, 500 – 1000 mg/l BOD và 1.500 – 2.000 mg/l COD.
- Đặc biệt, trong nước thải tinh bột sắn còn chứa một loại axit gây hại HCN. Đây là nguyên nhân chính gây nên trạng thái say sẩm, ngộ độc ở người hay vật nuôi nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều.
- Khi ngâm sắn, một phần HCN bị hòa tan và theo nước thải đi ra ngoài. Mặt khác, việc sục khí SO2 vào ở công đoạn trích ly sẽ tạo nên quá trình chuyển hóa SO2 thành H2SO3 làm sụt giảm độ pH nhanh chóng.
Bạn có thể xem rõ hơn các thành phần nước thải tinh bột sắn tại đây
Tác hại của nước thải tinh bột sắn đến môi trường
Nước thải tinh bột sắn chứa hàm lượng chất độc hại cao nếu không được xử lý chặt chẽ. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường lẫn chất lượng cuộc sống. Cụ thể như sau:
- Nguồn nước ngầm tầng nông bị ô nhiễm nặng nề, khiến cho việc sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Suy thoái chất lượng nước mặt, gây tác động xấu đến môi trường sống cùng sự phát triển của thủy sinh vật.
- Gây ô nhiễm bầu không khí xung quanh khu vực nhà máy chế biến tinh bột mì.
Những phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả
Việc xử lý nước thải tinh bột sắn sẽ trở nên dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn khi các nhà máy áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây:
Xây dựng hầm Biogas kết hợp vi sinh xử lý
Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng việc xây dựng hầm biogas kỵ khí là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít tốn kém nhất hiện nay. Nó đặc biệt phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, lượng nước thải tinh bột sắn sau khi chuyển về hầm Biogas sẽ được xử lý bằng vi sinh trong điều kiện không có oxy. Lúc này, các chất hữu cơ đều bị phân hủy triệt để nhằm làm giảm lượng lớn nồng độ COD và BOD đang dư thừa. Bên cạnh đó còn giải phóng đáng kể nguồn năng lượng phục vụ cho những hoạt động cần thiết khác.
Để quá trình xử lý nước thải tinh bột sắn diễn ra nhanh chóng hơn thì bạn nên bổ sung thêm vi sinh Microbe-Lift BIOGAS. Sản phẩm tích hợp nhiều chủng khuẩn kỵ khí khác nhau với khả năng hoạt động mạnh mẽ gấp 5 -10 lần các loại thông thường. Gồm có Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri và Pseudomonas citronellolis.
Những ưu điểm vượt trội của chế phẩm vi sinh Microbe-Lift BIOGAS:
- Giảm nồng độ BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí.
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do sốc tải.
- Giảm mùi hôi cùng giảm lượng bùn thải dư thừa.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn sau khi bị sự cố.
- Tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%, giảm nồng độ H2S sinh ra.
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
- Phân hủy dễ dàng các chất hữu cơ khó xử lý.
- Giảm thiểu đáng kể chi phí điện năng, vận hành và thuê nhân công.
Xử lý nước thải tinh bột sắn quy mô công nghiệp
Đối với những nhà máy quy mô lớn thì vấn đề xử lý nước thải tinh bột sắn càng phải chú trọng hơn. Đặc biệt, cần sử dụng các men vi sinh có khả năng hoạt động mạnh mẽ, phân hủy tốt mọi chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải. Vậy thì Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất lúc này. Bởi vì bộ đôi mang đến hiệu suất xử lý hàm lượng COD, BOD, TSS, Amoni và Nitrat gấp 5 – 10 lần sản phẩm thông thường.
Vậy là chúng tôi vừa trình bày xong các phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn tối ưu hàng đầu hiện nay. Hy vọng bạn đọc đã bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân. Nếu còn thắc mắc gì về sản phẩm hay cần đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
- ANNACHHATRE, Ajit P.; AMATYA, Prasanna L. UASB treatment of tapioca starch wastewater. Journal of environmental engineering, 2000, 126.12: 1149-1152.
- BENGTSSON, Bengt-Erik; TRIET, Tran. Tapioca-starch wastewater toxicity characterized by Microtox and duckweed tests. Ambio, 1994, 473-477.
- FETTIG, Joachim, et al. Treatment of tapioca starch wastewater by a novel combination of physical and biological processes. Water science and technology, 2013, 68.6: 1264-1270.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh