Xử lý Amoni bằng vi sinh là phương pháp phổ biến hiện nay tại các hệ thống xử lý nước thải nhờ hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp lại không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên để vi sinh xử lý Amoni hiệu quả nhà vận hành cần nắm được một số điều kiện hoạt động, ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh, điển hình là 5 điều dưới đây.
Các nội dung chính
Độ pH và nhiệt độ
Amoni cực kỳ nhạy cảm với pH và nhiệt độ. Độ pH tối ưu cho quá trình xử lý Amoni là 7.5-8. Nếu pH suy giảm <6.8 thì hiệu suất xử lý Amoni cũng bị suy giảm đáng kể. Vậy nên để quá trình xử lý Amoni diễn ra ổn định thì cần kiểm soát độ pH chặt chẽ. Đối với nước thải sinh hoạt cần đặc biệt chú ý vì độ pH thường thay đổi liên tục, nước đầu vào của hệ thống không ổn định.
Về nhiệt độ, nhiệt độ tối ưu của quá trình xử lý Amoni là 25-35 độ C. Nếu nhiệt độ giảm <10 độ C thì các quá trình trao đổi chất của vi sinh sẽ bị chậm lại. Do đó bên cạnh độ pH nhà vận hành cần chú ý đến nhiệt độ, nhất là một số ngành sản xuất có làm lạnh nước.
Oxy hòa tan (DO)
Nồng độ Oxy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý Amoni vì vi sinh xử lý Amoni trong nước thải đều là chủng vi sinh hiếu khí. Đặc biệt nhu cầu Oxy của 2 quá trình Nitrate hóa và khử Nitrat trong chu trình xử lý Amoni cũng hoàn toàn khác nhau. Để quá trình diễn ra mức DO tối thiểu là 2 mg/L, tối ưu là 5mg/L. Đối với quá trình khử Nitrat lượng DO chỉ cần duy trình ở mức 0.5mg/L.
Nhu cầu sử dụng Oxy cho quá trình xử lý Amoni rất lớn. Do đó để đảm bảo Oxy được cấp đầy đủ và liên tục thì nhà vận hành cần chú ý đến hệ thống sục khí, chúng cần được duy trì hoạt động hiệu quả và ổn định.
Chỉ tiêu BOD
Các chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter khó tăng sinh hơn so với các chủng khác trong quá trình Nitrat hóa. Do đó để quá trình Nitrat hóa diễn ra thì BOD trong nước thải phải được xử lý trước hoặc song song đồng thời. Lưu ý khi 2 quá trình khử BOD và Nitrat hóa diễn ra song song thì lượng Oxy cần cung cấp khá lớn. Mức BOD lý tưởng để xử lý Amoni là 20-30mg/L.
Sục khí khuấy trộn
Việc sục khí giúp ta giải quyết đồng thời 2 vấn đề lớn là khuấy trộn và tăng DO trong bể xử lý. Do đó khi tiến hành quá trình xử lý Amoni nhà vận hành cần chú ý đến việc sục khí khuấy trộn trong bể vi sinh.
Tham khảo: Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý amoni
Bổ sung chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter
Nitrosomonas và Nitrobacter là 2 chủng vi sinh đặc chủng sử dụng cho quá trình xử lý Amoni trong nước thải. Do đó để tăng hiệu suất xử lý Amoni đơn vị vận hành cần chú ý bổ sung thêm 2 chủng vi sinh này vào bể xử lý.
Nhà vận hành có thể tham khảo dòng chế phẩm vi sinh Microbe-Lift N1 hàng đầu từ Mỹ chuyên xử lý Amoni và Nitơ trong nước thải. Cụ thể Microbe-Lift N1 chứa chủng vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa từ Ammonia về dạng Nitrit và vi khuẩn Nitrobacter giúp chuyển hóa từ Nitrit về dạng Nitrat.
Tham khảo: Cách đo Amoni trong nước thải
Đối với một số hệ thống để tăng thêm hiệu suất nhà vận hành có thể bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND chứa Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes. Những vi khuẩn này có thể đạt được hiệu quả khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa. Không chỉ xử lý Amoni, Nitơ men vi sinh Microbe-Lift IND còn xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, tăng hiệu quả xử lý toàn diện cho hệ thống.
Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:
Microbe – Lift – sản phẩm chính hãng 100% nhập khẩu từ Mỹ (đầy đủ CO, COA) là dòng men vi sinh ngày càng được các hệ thống xử lý nước thải ưa chuộng nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
- Vi sinh dạng lỏng kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ
- Hiệu suất xử lý cao
- Sử dụng cho đa dạng loại nước thải ở các ngành công nghiệp khác nhau và nước thải sinh hoạt
- Dễ sử dụng, dễ bảo quản, an toàn, thân thiện môi trường
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư, chi phí vận hành, nhân công
Các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được phân phối độc quyền bởi Biogency tại thị trường Việt. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn sử dụng sản phẩm men vi sinh đạt hiệu quả tối ưu, đồng thời tư vấn các vấn đề gặp phải trong quá trình xử lý nước thải.
Tham khảo: Nguyên nhân xử lý Amoni không đạt
Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
- 6 Tips to Remove Ammonia from Wastewater – Lagoons
- Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm amoni – IP Việt Nam
- TRỊNH, Xuân Đức. Nghiên cứu, ứng dụng xử lí Amoni trong nước ngầm trên hệ thống thiết bị sử dụng vật liệu mang vi sinh chuyển động. 2018. PhD Thesis. Học viện Khoa học và Công nghệ. – P.19 – P.42
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh