Thumb 4

Những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý Amoni không đạt

Amoni là một trong những tiêu chí chính dùng để xác định mức độ nguy hại của nước thải, cũng như để đối chiếu với tiêu chuẩn nước thải trước khi thải ra bên ngoài. Chính vì thế mà tình trạng xử lý amoni không đạt trở thành một vấn đề rất đáng lưu ý. Trong bài viết này Biogency sẽ giải thích một số nguyên nhân điển hình cho vấn đề này.

Tổng quan về Amoni

Amoni tồn tại ở dạng nào?

Trong môi trường nước thải, Nitơ tồn tại ở dạng Nitơ hữu cơ (N-HC), Nitơ Amoni, Nitơ Nitrit và Nitơ Nitrat

Đa phần Nitơ trong nước thải là Nitơ vô cơ, đặc biệt là Amoni, chiếm đến 90 % đến 97% tổng lượng nitơ. Amoni tồn tại ở dạng khí NH3 và NH4+. Khí NH3 không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước, gây chết vi sinh vật trong nước. NH4+ là ion Amoni, ít độc. 

Nitrosomonas và Nitrobacter là hai nhóm vi khuẩn chịu trách nhiệm cho việc chuyển hóa Amonia thành Nitrat.

Tại sao cần phải xử lý Amoni?

Amoni khi ở trong nước với hàm lượng vượt quá quy định cho phép sẽ chuyển hóa thành các chất gây các bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. 

Amoni cản trở công nghệ xử lý nước: Amoni làm giảm tác dụng của Clo, hiệu quả khử trùng nước sẽ bị giảm đi. Amoni cùng với những chất vi lượng có trong nước sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sau quá trình xử lý. 

Nồng độ Amoni trong nước cao sẽ tạo thành các Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-). Các Nitrit và Nitrat tồn tại trong cơ thể động vật có thể biến chuyển thành N – Nitroso, đây là chất gây ung thư. 

Nitrat gây thiếu vitamin và một số căn bệnh nguy hiểm cho con người. Ngoài ra, Nitrat có thể kết hợp với những Amin để tạo thành những Nitrosamine, đây là chất gây ung thư ở những người cao tuổi.       

Nitrit rất độc hại đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi. Nitrit có thể gây các bệnh về đường hô hấp, gây ốm yếu, chậm phát triển, xanh xao, thiếu máu,…

Tham khảo: Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý amoni

Những nguyên nhân dẫn đến xử lý Amoni không đạt

Mật độ vi khuẩn Nitrat hóa không đủ khiến Amoni đầu ra không được xử lý đạt chuẩn

Hầu hết hệ vi khuẩn được nuôi cấy trong các hệ thống xử lý nước thải thường hỗ trợ xử lý BOD, COD khá hiệu quả. Tuy vậy, các chủng vi khuẩn này lại không thể thực hiện vai trò xử lý Amoni, Nitơ được. Để có thể xử lý hai chỉ tiêu này, thường đòi hỏi phải có các chủng vi khuẩn tham gia vào quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas, Nitrobacter tham gia. 

anh 1
Hai chủng vi khuẩn xử lý Amoni hiệu quả nhất hiện nay.

Tuy nhiên chủng vi khuẩn thực hiện nhiệm vụ này rất khó để tự nuôi cấy, dẫn đến hệ thống thường sẽ không có đủ lượng vi khuẩn Nitrat hóa cần thiết cho việc xử lý amoni, ảnh hưởng đến chất lượng xử lý  nước thải đầu ra không đạt chuẩn. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả xử lý Amoni cao nhất cần có các chuyên gia tư vấn về việc nuôi cấy những chủng Nitrat hóa này.

Tham khảo: Tìm hiểu thêm về 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter

Một vài nguyên nhân khác về điều kiện môi trường khiến việc xử lý Amoni không đạt

Ngoài ra, những đặc tính về thời gian, độ pH cũng chính là yếu tố tác động đến quá trình xử lý Amoni trong nước thải. Sự sai lệch bất kỳ một chỉ số nào trong môi trường cũng sẽ trở thành rào cản cho quá trình xử lý Amoni đạt chuẩn. 

Nồng độ pH tối ưu để quá trình khử nitrat diễn ra là 7.0 đến 8.5. Khi chỉ số pH của nước thải không nằm trong khoảng này, việc xử lý Amoni sẽ dễ phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn và việc xử lý Amoni đạt chuẩn cũng trở nên khó khăn hơn..

Nhiệt độ của hệ thống xử lý nước thải cũng vô cùng quan trọng cho việc xử lý Amoni. Các vi sinh vật sẽ không thể hoạt động hiệu quả để có thể xử lý Amoni nếu nhiệt độ nguồn nước nằm ngoài khoảng từ 5 đến 30 độ C.

Có thể thấy, việc xử lý Amoni trong nước thải không đạt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các hệ thống xử lý nước thải cần được đầu tư đúng nghĩa, đồng thời quá trình vận hành phải được kiểm soát chặt chẽ. Amoni là một chỉ tiêu quan trọng không thể bỏ qua khi xử lý nước thải nên phải luôn đảm bảo xử lý đạt chuẩn để có thể thải ra bên ngoài hợp pháp và an toàn với môi trường.

Chính vì thế, việc hiểu biết về các tiêu chuẩn này là vô cùng quan trọng. Lựa chọn đúng sản phẩm vi sinh để bổ sung khi cần thiết, thi công và vận hành đúng các bộ phận xử lý là điều mà bất kỳ cơ sở xử lý nước thải nào cũng phải quan tâm.

Tham khảo: 5 điều cần lưu ý khi xử lý amoni

anh 2
Biogency – đi đầu về giải pháp xử lý Nitơ và Amonia

Biogency – đi đầu về giải pháp xử lý Nitơ và Amonia, tại đây chúng tôi phân phối sản phẩm Microbe-Lift N1, là sản phẩm vi sinh dạng lỏng, ứng dụng trong phòng ngừa và xử lý khí độc trong nước thải với hai chủng vi khuẩn: Nitrosomonas sp chuyển hóa ammonia (NH4) thành nitrit (NO2) và Nitrobacter sp tiếp tục chuyển hóa nitrit (NO2) thành nitrat (NO3). Để xử lý Amoni trong nước thải bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm Microbe-Lift N1của chúng tôi.

Tham khảo: Phương pháp xử lý Amoni

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý khi Amoni không đạt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và muốn tư vấn thêm về sản phẩm vi sinh xử lý Amoni có thể liên hệ với Biogency qua số hotline 0909 538 514  để được giải đáp nhiệt tình.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký