Ngày nay, xử lý nước thải nhà máy giấy là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Nước thải nhà máy giấy là một trong những nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, đang thực trạng khó khăn của các nhà máy sản xuất giấy. Là một trong những ngày công nghiệp quan trong trong ngành kinh tế Việt Nam, cùng đi kèm với xu hướng phát triển của xã hội, vậy xử lý nước thải nhà máy giấy cũng phải được quan tâm theo sự thay đổi của ngành công nghiệp sản xuất này.
Các nội dung chính
Các nguyên liệu và thành phần có trong nhà máy sản xuất giấy
Nguyên liệu
- Các dòng gỗ
- Tre, nứa, gai,… các loại cây khác gỗ
- Sản phẩm nông nghiệp như: bã mía, rơm rạ,…
- Vật liệu tái sinh: giấy đã qua sử dụng, giấy vụn,…
Thành phần
- Thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ, vỏ cây,…
- Các thành phần trong chất hữu cơ như: NaOH, Na2S, Na2CO3 ,chất nấu, kiềm Natri Sunfat liên kết với chất hữu cơ trong kiềm.
- Nồng độ 25-30% dịch đen, tỷ lệ chất hữu cơ/vô cơ là 70:30 trong quá trình rửa và nấu các chất hữu cơ hoà tan.
- COD: 22000 – 465000 mg/l
- BOD: chiếm khoảng 40-60 %
- Cao lanh hình thành từ quá trình nghiền bột và xeo giấy
- Bột giấy, xơ sợi mịn, chất phụ gia, phẩm màu
- Chất rơi vãi và chất lơ lửng sau khi rửa thiết bị và rửa sàn.
Nước thải nhà máy giấy chưa xử lý sẽ gây ra hệ luỵ như thế nào?
Nhà máy giấy đem lại rất nhiều giá trị kinh tế những trái ngược với điều này hiện nay các nhà máy sản xuất giấy vẫn xuất hiện rất nhiều mặt hạn chế như:
- Công nghệ vận hành, trang thiết bị còn lạc hậu
- Hàng hoá xuất – nhập khẩu trong ngành sản xuất giấy thiếu sự cân bằng.
- Nhiên, nguyên liệu để sản xuất giấy đang bị thiếu hụt
- Quy trình xử lý, sản xuất, phân phối chưa đạt chuẩn
Bên cạnh đó tình trạng xả thải đến từ các nhà máy giấy là vấn đề lo ngại và cấp thiết nhất hiện tại. Chúng xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên tục là những phản ánh từ những người dân sinh sống xung quanh các khu vực nhà máy sản xuất nhà máy giấy. Thường nước thải khi không được xử lý sẽ được dẫn trực tiếp tới các dòng sông, kênh mương, ao tù ngấm xuống đất ngầm,… khiến nước bị chuyển màu, bốc mùi hôi thối khó chịu. Nếu người dân trực tiếp sử dụng nước ô nhiễm này, sẽ gây hại rất nhiều đến sức khoẻ, nhất là các bệnh liên quan đến ung thư.
Các cơ quan chức năng hiện nay cũng đã xử lý hành chính rất nhiều đơn vị vi phạm vấn đề xả thải gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có những đơn vị phát hành chính lên đến hàng tỷ đồng trong những năm qua. Thế nhưng vấn đề xả thải ô nhiễm ra môi trường vẫn còn tồn động và người dân vẫn phải sống sung với môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy chế biến cafe
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy đạt chuẩn
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy:
Link Sơ đồ:
Giải thích sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy
Song chắn rác:
Sau công đoạn sản xuất bột giấy và xeo giấy, nước thải sẽ bắt đầu đi qua song chắn rác để giữ lại các tạp chất thô và rác thải có tồn đọng.
Bể lắng cát ngang:
Nước thải tiếp tục qua bể lắng cát để lắng tạp chất vô cơ để tiếp tục quá trình xử lý sau. Cát từ bể lắng này sẽ được đưa ra sân phơi cát để ráo nước và tiến hành đêm chôn, trải đường,… Phần nước thải tiếp theo vào hố thu sẽ được điều chỉnh pH ở mức thích hợp.
Bể điều hoà:
Bể điều hoà sẽ có chức năng làm ổn định nồng độ và lưu lượng chất thải. Tại được bố trí túi khí thô nhằm hòa trộn nước thải trên cả thể tích bể, tránh tình trạng lắng cặn ở bể này.
Bể phản ứng:
Bể điều hoà sẽ bơm trực tiếp nước thải qua bể phản ứng để tiến hành quá trình keo tụ bông, ở bể này tất cả chất rắn lơ lửng sẽ được keo tụ để tiến hành lắng ở quy trình tiếp theo.
Bể lắng 1:
Sau khi keo tụ các chất rắn lơ lửng, nước thải sẽ tiếp tục qua bể lắng 1 nhằm loại bỏ cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông.
Bể kỵ khí:
Nước thải tiếp tục đi qua bể sinh học kỵ khí, ở đây nước thải được bổ sung dinh dưỡng để xử lý BOD và COD. Một phần đặc trưng của giai đoạn yếm khí là thời gian lưu nước lớn vậy nên kích thước của công trình xử lý phải được thiết kế với thể tích lớn, ngoài ra nước thải phải được ổn định cả về nhiệt độ. Sau đó, nước thải sẽ được bơm vào bể hiếu khi để tiếp tục quy trình xử lý.
Bể hiếu khí:
Tại bể Aerotank các chất hữu cơ còn tồn tại trong nước thải sẽ được xử lý hiệu quả. Tại đây với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ oxi hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo có trong nước thải.
Hệ thống sục khí giúp cấp oxy khắp bể tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong bể có bùn hoạt tính là các vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng. Hàm lượng bùn hoạt tính nên được duy trì nồng độ từ 2500-4000 mg/l. Đây là lý phần bùn lắng được bơm tuần trở lại bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn trong bể.
Bể lắng 2:
Sau khi được xử lý sinh học tại bể hiếu khí, bùn hoạt tính phải được loại bỏ trước khi tiếp tục quy trình xử lý, Vì vậy bể lắng thứ 2 có nghiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Phần nước sạch sẽ được thu trên bề mặt lắng qua máng tràn răng cưa.
Bể khử trùng:
Tại bể khử trùng, tiến hành sử dụng Chlorine để có thể đáp ứng chỉ tiêu coliform chuẩn trong nước thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.
Hệ thống xử lý ổn định, an toàn khi vận hành:
Sau xử lý, nước thải đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT: Đây quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
Ảnh
Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
______________________
Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay đang đặt ở mức báo động nghiêm trọng, nếu không có giải pháp hay chế tài cụ thể để thay đổi, chắc chắn con người phải chịu những hậu quả vô cùng đáng tiếc về lâu về dài. Mong rằng với những kiến thức mà Biogency chia sẻ, có thể giúp ích được phần nào trong việc giảm tác hại của ô nhiễm môi trường đến biến đổi khí hậu, cụ thể là giảm nguy cơ ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy đến môi trường.
Để được tư vấn và giải đáp tất khó khăn trong việc xử lý nước thải, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh