Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nha may che bien ca phe

Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cafe

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến cà phê tại nước ta đang rất phát triển, mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích đó, các nhà máy chế biến cà phê cũng gây ra không ít hậu quả khi phát sinh nước thải có hại ra môi trường, gây ảnh hướng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Hãy cùng Biogency tham khảo những đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê hiệu quả nhất!

Đặc trưng nước thải nhà máy chế biến cà phê

Hãy cùng điểm qua đặc trưng nước thải nhà máy chế biến cà phê bao gồm: Nguồn gốc  phát sinh, thành phần và tác hại.

Nguồn gốc phát sinh

Nước thải nhà máy chế biến cà phê chủ yếu phát sinh từ các công đoạn chế biến như sau:

  • Rửa thô: Thành phần chủ yếu của nước thải trong quá trình rửa khô là chất rắn lơ lửng.
  • Xay vỏ: Thành phần ô nhiễm trong nước thải lớn, độ đục và lượng cặn rất cao. Không những vậy giai đoạn này còn thải một lượng vỏ lớn tồn tại trong nước thải ra ngoài.
  • Ngâm enzym lên men: Ở giai đoạn này, nước thải phát sinh nhiều nhất trong cả quy trình chế biến. Thường có thành phần hữu cơ cao và độ nhớt lớn.
  • Rửa sạch: Lưu lượng nước thải tuy ít nhưng thành phần hữu cơ tương đối cao
  • Nước thải vệ sinh: Phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị, máy móc chế biến cà phê
  • Nước thải sinh hoạt: Từ quá trình hoạt động sản xuất của công nhân, nhân viên nhà máy.

Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nha may che bien ca phe 2

Thành phần chính của nước thải nhà máy chế biến cà phê

  • Thành phần chính của nước thải nhà máy chế biến cà phê bao gồm các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật là cacbonhydrat, lignin.
  • Thông số ô nhiễm đặc trưng như hàm lượng TSS, BOD5, COD khá cao (cao gấp 10 – 20 lần so với quy chuẩn).
  • Độ pH ở mức thấp và độ chua, ngoài ra còn chứa hàm lượng các chất rắn hữu cơ lơ lửng và giảm mạnh Oxy hòa tan.
  • Một đặc trưng khác của nước thải nhà máy chế biến cà phê là lưu lượng nước thải lớn và ổn định.

Tác hại của nước thải nhà máy chế biến cà phê

  • Đối với môi trường: Khi xả nước thải chưa xử lý ra môi trường ngoài, các loài thủy sinh trong môi trường nước sẽ chịu tác động đầu tiên, còn tôm cá nếu hấp thụ các hóa chất độc hại trong thời gian dài sẽ gây biến đổi trong cơ thể, thậm chí gây đột biến gen, và làm chết hàng loạt .
  • Đối với sức khỏe con người: Con người sống trong khu vực gần các nhà máy chế biến cà phê, nếu tiếp xúc với nước thải có thành phần ô nhiễm trong thời gian dài sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, suy nhược thần kinh, đau mắt, ung thư, thai nhi dị tật,…

Xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê bằng bể sinh học kết hợp hóa lý

Phương pháp sinh học được áp dụng để xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê có sơ đồ xử lý như sau:

Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nha may che bien ca phe 3
Hình 2: Sơ đồ phương pháp sinh học xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê

Quy trình xử lý:

  • Nước thải từ các hoạt động sản xuất sẽ theo các hệ thống thoát nước tới bể thu gom. Thành phần nước thải ban đầu chứa nhiều vỏ cà phê, cành, cây lá… vì thế trong bể cần lắp đặt thêm song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn tránh làm tắc nghẽn đường ống. Lượng rác này sau đó sẽ được thu gom để làm phân compost hoặc chôn lấp chung với chất thải rắn trong nhà máy.
  • Sau đó nước thải từ hố thu được bơm sang bể điều hòa. Tại đây lưu lượng và nồng độ được điều hòa giúp ổn định các công trình phía sau. Các chất chuyên dùng để trung hòa là NaOH và H2SO4. Bên trong bể điều hòa lắp đặt hệ thống phân phối khí góp phần oxi hóa nhanh một phần các chất hữu cơ trong nước thải cũng như hạn chế quá trình lên men yếm khí gây mùi hôi.
  • Tại bể keo tụ tạo bông: Tại đây tiến hành quá trình keo tụ bằng dung dịch keo tụ là Al2(SO4)3 và chất keo tụ Polymer. Các dung dịch này được châm vào với liều lượng nhất định thông qua bơm định lượng. Sau quá trình đó nước thải sẽ tiếp tục chảy vào ngăn tạo bông thông qua hệ thống máng răng cưa với tốc độ khuấy trộn là 15 vòng/phút. Điều này nhằm đảm bảo các bông cặn không bị vỡ mà kết thành khối lớn. Nước sau khi khuấy theo hệ thống máng răng cưa tiếp tục được chảy qua bể lắng hóa lý. Tại bể này các bông cặn, chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy và được máy gạt bùn thu gom xuống hố thu và cuối cùng là bơm sang bể chứa  bùn.
  • Bể sinh học kỵ khí: Có nhiệm vụ khử BOD và Nitrat. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh hoạt động mạnh như Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis giúp tăng cường quá trình phân hủy sinh học toàn hệ thống, giảm nhanh chỉ số BOD, COD, TSS trong nước thải. Bằng việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp cùng quá trình xử lý thiếu khí và hiếu khí sẽ giúp hệ thống tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD.
  • Tại bể sinh học hiếu khí: Nước thải trong bể được tuần hoàn liên tục với lưu lượng từ 50% – 100% nhằm tiến hành tốt quá trình khử NO3- có trong nước thải. Tại đây tiếp tục bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND để phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ có hại trong nước thải. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ xảy ra ngay khi vi sinh vật tiếp xúc với nước thải trong điều kiện có đủ oxi…
  • Nước thải và bùn hoạt tính được dẫn qua bể lắng 2. Hỗn hợp này trước tiên sẽ đi vào ống lắng trung tâm. Chiều chảy của chúng sẽ theo dòng nước đi xuống, theo tấm hướng dòng đi ngược trở lên. Các bông bùn dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống. Phần nước còn lại trong máng răng cưa sẽ tiếp tục đi ra ngoài và đến bể khử trùng.
  • Sau đó, một phần bùn hoàn tính sẽ được tuần hoàn lại bể lắng hóa lý để đảm bảo tốt cho mật độ vi sinh vật, phần còn lại được bơm về bể chứa  bùn.
  • Cuối cùng nước thải được bơm vào bể khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nhằm khử các vi khuẩn sót lại trong nước thải. Công đoạn này nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước thải sau xử lý nếu đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Quy trình và thiết bị an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra.
  • Không tốn nhiều chi phí đầu tư, dễ vận hành.

Xem thêm: Xử lý nước thải nhà máy giấy

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê

Men vi sinh Microbe-Lift IND được sử dụng tại bể Aerotank, công dụng của vi sinh tại bể Aerotank: Giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong nước thải, kể cả những chất khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene- (BTX), tăng cường phân hủy sinh học toàn hệ thống. Đồng thời vi sinh còn góp phần giảm nồng độ BOD, COD, TSS và mùi hôi, lượng bùn thải trong bể sinh học. Ngoài ra còn có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).

Dac trung va phuong phap xu ly nuoc thai nha may che bien ca phe 4
Hình 3: Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND giúp tăng cường hiệu quả xử lý sinh học cho toàn hệ thống

Cách sử dụng: 

– Tháng đầu tiên cấy vi sinh:

Ngày 1 – 2: liều lượng sử dụng vi sinh từ 40 – 80 ml/m3.

Ngày 3 – 7: liều lượng sử dụng vi sinh từ 10 – 20 ml/m3.

Ngày 8 – 30: liều lượng sử dụng vi sinh từ 2 – 5 ml/m3.

– Liều lượng duy trì hiệu suất toàn hệ thống: Liều lượng từ 1 – 5 ml/m3.

Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cà phê cũng như cách sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND cho hệ thống. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn các giải pháp xử lý nước thải và hỗ trợ đặt mua sản phẩm vi sinh môi trường và thủy sản nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký