Hiện nay, nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh ở nước ta. Việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm truyền thống gặp phải những hạn chế nhất định, các ao nuôi tôm thông thường không kiểm soát được khí hậu và hệ thống xử lý nước hạn chế đã làm xuất hiện dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Các nội dung chính
Rủi ro khi áp dụng ao nuôi tôm truyền thống
Khi nuôi tôm trong ao truyền thống, môi trường nước ao nuôi tôm bị ảnh hưởng xấu bởi các chất thải nên chất lượng nước không đảm bảo, sự phát triển của tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tôm được nuôi theo cách truyền thống trong các ao bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu (nhiệt độ). Bởi vì, khi thời tiết nắng gay gắt hay mưa quá to thì gây ra thay đổi đột ngột hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.
Đa phần người nuôi tôm theo cách truyền thống vẫn có thói quen dùng kháng sinh không đúng cách, họ dùng kháng sinh kể cả khi tôm chưa bị bệnh với mong muốn ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Điều đó dẫn đến hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho tôm, khiến cho dịch bệnh thêm nghiêm trọng và khó kiểm soát. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm dẫn đến dư lượng kháng sinh vẫn còn khi thu hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thành phẩm bán ra thị trường hoặc xuất khẩu.
Ngành nuôi trồng thủy sản theo cách truyền thống quá nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường, dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh ngày càng nhiều. Những người nuôi tôm thiếu kinh nhiêm sẽ bị ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng do tôm chết hàng loạt vì dịch bệnh.
Lợi ích trong việc ứng dụng nuôi tôm trong nhà kính
Vì những rủi ro trong việc nuôi tôm theo cách truyền thống, mô hình nuôi tôm trong nhà kính ngày càng được nhiều người nuôi biết đến và áp dụng tại Việt Nam. Với mô hình này, người nuôi sẽ hạn chế được những rủi ro trên, mang đến thu nhập cao và kiểm soát được ô nhiễm môi trường.
Việc áp dụng mô hình nuôi tôm trong nhà kính khá hiện đại, người nuôi có thể thả tôm thẻ chân trắng với mật độ cao hơn từ 200-250 con/m2, sau 2-3 tháng có thể thu hoạch với năng suất 60-70 tấn/ha, loại 40-45 con/kg.
Hạn chế được việc lạm dụng các loại hóa chất, gây tốn kém chi phí, thua lỗ, nghiêm trọng hơn là vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm.
Nuôi tôm trong nhà kính sẽ tạo môi trường thuận lợi nhất cho tôm tăng trưởng mạnh mẽ. Không gian nuôi tôm được ngăn cách hoàn toàn với môi trường bên ngoài.
Việc quản lý nhiệt độ và môi trường nước vùng nuôi sẽ trở nên dễ dàng hơn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài. Các tấm lợp nhà kính cũng giảm các tác động tiêu cực của lượng mưa lớn, nắng gắt, hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng nước ao (pH, mưa axit, ô nhiễm,..).
Kiểm soát được dịch bệnh trên tôm và ao nuôi. Bằng cách giữ nhiệt độ ổn định sẽ giảm bớt các mối đe dọa của dịch bệnh.
Kết hợp việc sử dụng các công nghệ vi sinh và không sử dụng chất kháng sinh, hóa chất nên tôm sẽ được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu. Để có được vùng nuôi tôm sạch, người nuôi nên thường xuyên sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao MICROBE-LIFT AQUA C, men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi MICROBE-LIFT AQUA N1, men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi MICROBE-LIFT AQUA SA nhằm ổn định môi trường nước ao nuôi. Sử dụng men vi sinh đường ruột cho tôm MICROBE-LIFT DFM giúp tôm cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và kháng bệnh tốt hơn.
Thiết kế nhà kính nuôi tôm công nghệ cao
Để tránh các vấn đề về bệnh và yếu tố môi trường, phương pháp nuôi tôm trong nhà kính là lựa chọn tối ưu nhất cho người nuôi tôm.
Thiết kế nhà kính hiện đại, và các trang thiết bị tân tiến giúp ao nuôi đảm bảo về chất lượng.
Ở bên trong nhà kính, ao nuôi cần được lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn sẽ được xử lý bằng ao lắng rồi mới cung cấp nước vào ao nuôi. Mỗi ao đều có quạt nước và ống bơm oxy hoạt động liên tục để cung cấp đủ oxy cho tôm phát triển.
Nhiệt độ ao giữ ở mức ổn định dưới 31 độ C, mức dao động chỉ khoảng 1,5 độ C từ ngày sang đêm.
Sử dụng công nghệ lọc nước tuần hoàn nhằm tiết kiệm nước, diệt khuẩn và nâng cao hàm lượng oxy hòa tan.
Sử dụng hệ thống kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ không khí chủ động.
Lượng nhiệt dư thừa hoặc không khí cũ đọng lại bên trong nhà kính ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Hệ thống thông gió giúp không khí lưu thông tốt hơn, tạo môi trường tối ưu cho tôm.
Các cột trụ cần được đúc bê tông chắc chắn.
Vách hông bố trí đan xen màng và lưới nhằm giúp không khí lưu thông trong ngoài.
Phần thông gió được che bởi lưới chắn, có ban công trượt gió.
____________________________
Việc nuôi tôm trong ao theo cách truyền thống đã gặp phải nhiều khó khăn do dịch bệnh, sản phẩm đầu ra không chất lượng, nguy hiểm hơn là gây ô nhiểm môi trường. Vậy nên, phương pháp nuôi tôm trong nhà kính đang được người nuôi áp dụng ngày càng nhiều vì những lợi ích sức khỏe cũng như lợi ích kinh tế vượt trội. Kết hợp thêm với việc sử dụng các men vi sinh, tôm sẽ có chất lượng đầu ra tốt nhất, mang đến lợi nhuận bền vững cho người nuôi tôm. Để được tư vấn thêm về phương pháp nuôi tôm trong nhà kính, phương pháp ổn định môi trường nước ao nuôi tôm và thúc đẩy quá trình sinh trưởng của tôm bằng men vi sinh sinh, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu !
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh