bệnh vi khuẩn dạng sợi

Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm và cách phòng tránh

Người nuôi tôm thường gặp phải trường hợp mang tôm có màu nâu hoặc đen, chân tôm có nhiều lông làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm, khiến tôm không thể tự lột vỏ,… Nếu có quá nhiều vi khuẩn không được xử lý triệt để sẽ khiến tôm sẽ bị chết rải rác, gây thiệt hại cho bà con. Vậy vi khuẩn dạng sợi ở tôm là loại bệnh có biểu hiện như thế nào và giải pháp phòng tránh là gì?

Tìm hiểu về vi khuẩn dạng sợi

vi khuẩn dạng sợi

Vi khuẩn dạng sợi (Leucothrix mucor) là loại sinh sống hoại sinh ở sông và đại dương, có khả năng bám vào bề mặt ngoài của tôm và có khả năng phân hủy nhiều loại hợp chất hữu cơ.

Vi khuẩn dạng sợi có thể hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp với các vi khuẩn khác để gây bệnh trên phân thân, mang và các bộ phận khác của tôm nuôi. Vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh ở những khu vực giàu chất hữu cơ và vô cơ (phốt phát, nitrat). Bệnh xảy ra trên tôm ở tất cả các giai đoạn, kể cả nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Vi khuẩn dạng sợi phát triển trên phần phụ, mang và vỏ trên bề mặt cơ thể của tôm., vi khuẩn dạng sợi, cản trở quá trình hô hấp và quá trình nở. Ở dạng ấu trùng, vi khuẩn dạng sợi cản trở quá trình lột xác và các hoạt động khác của tôm nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây bệnh là do một số chủng vi khuẩn dạng sợi thuộc các họ Cytophagcae, Leucothrix mucor, Cytophag sp., Thiothrix sp, Flexibacter sp,… có thể tác động đơn lẻ hoặc kết hợp với các mầm bệnh khác để gây bệnh đến các bộ phận của tôm, thường sẽ tập trung ở mang, thân và phần phụ khi bị bệnh. Vi khuẩn chỉ tồn tại ở dạng sinh dưỡng, chúng không hình thành bào tử.

Chúng có thể bám vào bề mặt bên ngoài của nhiều loài động vật, sinh vật thủy sinh sống dưới nước cùng với khả năng phân huỷ cellulose, kitin và các hợp chất hữu cơ khác.

Dấu hiệu của bệnh vi khuẩn dạng sợi

Vi khuẩn dạng sợi không có biểu hiện bệnh lý khi nhiễm ở cường độ thấp, nhưng khi nhiễm ở cường độ cao, nó bao phủ các phần phụ và bề mặt cơ thể, biểu hiện lờ đờ, chán ăn, cơ thể bẩn, mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang vàng hoặc đen do tảo chết, các mảnh vụn hữu cơ bị giữ lại trong các sợi tơ của vi khuẩn, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và khả năng bắt mồi. Việc tôm nhiễm bệnh nặng thường sẽ dạt vào bờ và chết rải rác.

vi khuẩn dạng sợi

Ở các giai đoạn tôm lớn hơn trong ao thương phẩm, các dấu hiệu bệnh lý do nhiễm khuẩn dạng sợi cũng có thể xuất hiện. Khi tôm bị bệnh, thân và mang của tôm thường bị bẩn, màu sắc trên cơ thể sẽ thay đổi tùy theo loại sinh vật hoặc do vật chất bao bọc quanh các sợi vi khuẩn dạng sợi làm cho mang và thân tôm bị đổi màu, bơi nổi, dạt vào bờ chết.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu thường gặp như:

– Mang tôm chuyển sang màu đen hoặc nâu, ức và chân bơi có màu xám phủ đầy lông tơ.

– Bệnh nặng làm cho mang tôm chuyển sang màu vàng, xám hoặc xanh có một lớp lông tơ, ảnh hưởng đến hô hấp của tôm – khiến tôm nổi đầu, nổi gần mép ao nuôi và chết rải rác.

– Ngoài ra nghiêm trọng hơn là tôm không thể lột xác.

– Bệnh thường gặp ở những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao và mật độ tôm quá dày.

Phương pháp phòng ngừa bệnh

– Cải thiện môi trường bằng cách thay nước và tích cực sục khí.

– Ổn định môi trường để diệt vi khuẩn trên tôm: xi phông đáy ao; thay nước để giảm nồng độ vi khuẩn trong nước; sử dụng các sản phẩm được phép trong danh mục của bộ NN & PTNT và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Tăng sức đề kháng cho tôm bằng vitamin C.

– Tránh nuôi tôm với mật độ quá dày.

– Tránh các yếu tố có hại cho tôm.

– Thường xuyên sử dụng các chế phẩm vi sinh để khử chất hữu cơ, tăng sức đề kháng cho tôm thông qua quản lý tốt môi trường và bổ sung vitamin C, A, E. và b-glucan.

– Đối với ao bị bệnh, dùng saponin 1 – 2 mg/m3 kích thích quá trình lột xác của tôm. Sau khi lột xác, bổ sung nước để giảm nồng độ saponin hoặc phun 2,5 mg/m3 KMnO4 khắp ao và thay nước sau khoảng 4 giờ.

– Để phòng bệnh cần đảm bảo chất lượng môi trường tốt và quản lý chất thải hữu cơ phù hợp.

– Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn dạng sợi nhưng không có bệnh lý, sử dụng BKC 80% để diệt tảo và sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Aqua C để làm sạch nước ao nuôi.

_____________________________

Với những chia sẻ trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm nuôi và đặc biệt là cách xử lý hiệu quả. Ngoài ra để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký