Việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ thường diễn ra với nhiều công đoạn, về bản chất nó là công tác kiểm tra máy móc, thiết bị của các đơn vị có hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động luôn ổn định. Trong bài viết này Biogency sẽ giới thiệu đến bạn quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ cũng như các công nghệ hệ thống xử lý nước thải cần được bảo trì.
Các nội dung chính
Khi nào cần bảo trì hệ thống xử lý nước thải? Bảo trì hệ thống xử lý nước thải có tác dụng gì?
Tại các hệ thống xử lý nước thải, trong quá trình xử lý các thiết bị như bơm, máy thổi khí, máy khuấy… hoạt động rất thường xuyên. Vì thế lỗi kỹ thuật trong khâu vận hành có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu hoạt động không đúng cách hoặc kiểm tra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất của cả hệ thống. Bạn nên kiểm tra và bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ 3 -6 tháng/lần để đảm bảo hệ thống không bị hỏng hóc hoặc sự cố.
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ có tác dụng:
- Kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị.
- Đảm bảo hiệu suất vận hành hệ thống ổn định.
- Kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Các máy móc thiết bị trong hệ thống có thể bị hư hỏng, cần sửa chữa hoặc thay mới ngay nếu phát hiện bất thường.
Từ đó có thể thấy công đoạn bảo trì hệ thống là vô cùng quan trọng để việc vận hành dây chuyền sản xuất không chịu nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng rất cần được thực hiện đúng kỹ thuật cũng như người thực hiện cần nắm rõ quy trình bảo trì.
Quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ
Việc bảo dưỡng các thiết bị và đường ống công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo năng suất hoạt động tốt, bao gồm công tác kiểm tra và sửa chữa (nếu phát sinh hư hỏng).
Bảo trì bộ phận bơm nước thải
- Khi bắt đầu vận hành hệ thống bơm, nếu động cơ phát ra âm thanh lớn từ bạc đạn hay còn gọi là vòng bi (chi tiết truyền động cơ khí quan trọng được sử dụng trong động cơ máy móc) thì nên ngừng bơm và thay thế ngay bạc đạn mới cho hệ thống.
- Trong hệ thống nếu phát hiện phết bơm bị chảy nước thì cũng nên thay mới phớt bơm. Phớt bơm là bộ phận ở đầu máy bơm có công dụng làm kín bộ phận cốt (trục) máy bơm và guồng (đầu bơm) khi bơm hoạt động.
- Đo cường độ dòng điện động cơ để đánh giá động cơ định kỳ tháng/lần.
Bảo trì hệ thống đường ống
Đối với hệ thống đường ống, khi bảo trì cần kiểm tra tình trạng hoạt động của van khóa và mở trên đường ống dẫn nước, dẫn khí. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra van 1 chiều tại các hố bơm của hệ thống. Điều này nhằm hệ thống đường ống được thông suốt.
Bảo trì máy thổi khí
- Ở từng máy thổi khí, cứ định kỳ 10 ngày nên bơm mỡ bò ở nhiệt độ 125 độ C vào, với khối lượng cho một lần bơm một máy là 50gr. Trong quá trình bơm nên chú ý bơm đều tại các điểm vô mỡ bò của máy.
- Tiếp theo, cách định kỳ 1 tháng nên bơm thêm nhớt (nếu thiếu) vào máy thổi khí. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng nhớt loại P140. Bơm nhớt tới vạch đỏ của mắt nhớt là vừa đủ.Bảo trì bơm định lượng
Đối với đường ống đầu hút và đầu đẩy của bơm nên tiến hành vệ sinh định kỳ vì sau khi hoạt động từ 6 tháng – 1 năm đường ống dễ bị tắc nghẽn.
Tham khảo: 6 sự cố máy thổi khí và cách khắc phục
Vệ sinh định kỳ hệ thống xử lý nước thải
- Công tác vệ sinh, kiểm tra giỏ rác tại hố ga bơm nước nên được thực hiện hàng ngày và tại hố thu ở cụm bể xử lý để lấy rác. Điều này giúp tránh để lâu rác sẽ phân hủy sinh học gây mùi.
- Với bể tách mỡ, nên vệ sinh định kỳ 1 tháng/1 lần nhằm hạn chế tình trạng bể tách mỡ lưu lâu ngày, từ đó gây tách ống chảy qua bộ phận điều hòa.
- Hệ thống xử lý nước thải cần được tiến hành vệ sinh định kỳ 3 tháng/lần. Bao gồm 2 phần:
- Bể xử lý nước thải: Sử dụng nước sạch và xà phòng vệ sinh xung quanh thành vách bên ngoài của bể.
- Những thiết bị bên trong điều hành hệ thống xử lý nước thải: Sử dụng vải sợi khô và sạch tiến hành lau chùi từng thiết bị trong hệ thống xử lý. Trong quá trình tiến hành vệ sinh thiết bị cần tắt điện để tránh hiện tượng cháy nổ. Sau khi vệ sinh xong, mở công tắc thiết bị và đặt lại vị trí ban đầu.
Các thành phần trong hệ thống xử lý nước thải cần được bảo trì
Các thiết bị trong những công nghệ xử lý nước thải, cụ thể là những công nghệ sử dụng bể sinh học như công nghệ MBBR, AAO, MBR, SPR nếu không được kiểm tra và bảo trì theo thời gian sẽ gây nên tình trạng bào mòn thiết bị, hư hỏng ngưng hoạt động và làm giảm năng suất xử lý nước thải. Các thành phần cần bảo trì trong hệ thống được tổng hợp như bảng sau:
Nguyên nhân sự cố | Vị trí cần bảo trì trong hệ thống xử lý nước thải | Phương pháp bảo trì |
Lưu lượng nước thải cao gây quá tải | Bể gom | Chuyển bơm hoạt động bằng tay để duy trì lưu lượng nước. |
Nước thải đầu vào bị thay đổi tính chất | Bể điều hòa | Tăng số lượng van điều hòa hoàn lưu về bể điều hòa. |
Thiếu hoặc dư bùn | Bể sinh học hiếu khí | – Tăng sự hoàn lưu bùn trong bể.
– Tăng lượng bùn thải bỏ. Tham khảo: 7 hiện tượng xảy ra với bùn tải bể hiếu khí |
Tần suất hoàn lưu điều hòa không đủ | Lập trình bơm | Tăng cường bơm điều hòa hoàn lưu trong hệ thống. |
Quá trình sục khí không đủ | Đầu đo DO | Tiến hàng tăng cường quá trình sục khí. |
-Bùn nổi ở phần bể lắng (không phát sinh bọt khí).
-Bùn nổi bọt khí. -Tảo phát triển trong bể. |
Bể lắng | -Giảm lưu lượng bùn trong hệ thống bằng cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift SA. Sản phẩm không những có tác dụng giảm bùn mà còn làm giảm các khí phát sinh gây ăn mòn thiết bị cũng như giảm mùi hôi trong quá trình nạo vét, bảo trì hệ thống.
-Phun Chlorine lên bề mặt bể lắng để diệt khuẩn và khử trùng. Tham khảo: 4 sự cố thường xảy ra tại bể lắng |
Mong rằng bài viết trên của Biogency đã giúp bạn nắm rõ các quy trình bảo trì hệ thống cũng như các thành phần cần được bảo trì định kỳ và đúng quý trình.Liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp xử lý nước thải và hỗ trợ đặt mua các sản phẩm vi sinh cho thủy sản và môi trường.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh