Kể từ khi xuất hiện công nghệ plasma, công nghệ này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như khử trùng diệt khuẩn, ngăn nấm mốc, khử mùi… Đặc biệt là việc sử dụng trong quy trình xử lý nước thải. Vậy nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Cùng Biogency chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Các nội dung chính
Plasma là gì?
Plasma được biết đến là trạng thái cuối cùng của vật thể từ rắn hóa lỏng rồi sang khí. Chúng tồn tại ở nhiệt độ cao và trong môi trường có từ trường lớn dẫn đến các nguyên tử xảy ra quá trình ion hóa thành từ thể tự do sang có điện tích và phản ứng.
Nhờ vậy mà tia Plasma vừa có tính linh động lại vừa có thể dẫn điện giống như kim loại. Hơn thế nữa chúng phản ứng rất mạnh nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế, môi trường, bảo quản thực phẩm và đặc biệt là xử lý nước thải.
Công nghệ plasma là gì?
Công nghệ Plasma là việc sử dụng tia plasma để phục vụ những mục đích khác nhau như diệt khuẩn, nấm mốc hoặc khử mùi. Chúng cũng có thể được dùng để chữa lành các vết thương nhờ vào việc ứng dụng của các ion đối với các phân tử như mô, da hay các vật chất khác.
Khi chiếu tia plasma trong chất lỏng sẽ phản ứng và tạo ra các electron tự do cùng với tia UV và các yếu tố điện giúp khử mùi hôi trong nước thải đồng thời diệt khuẩn.
Ứng dụng của công nghệ plasma trong xử lý nước thải
Xét các khía cạnh | Đặc điểm |
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Công nghệ Plasma có nguyên lý vận hành ra sao?
Dưới đây là chu trình xử lý nước thải bằng công nghệ plasma:
Giai đoạn đầu áp dụng công nghệ Plasma trong xử lý nước thải
- Đầu tiên nước thải được làm sạch rác sau đó làm lắng tại bể cát rồi đẩy qua bể điều hòa và sử dụng khí ozone để bơm lên khu vực xử lý plasma.
- Tại đây các electron chuyển động với tốc độ rất lớn, chúng va đập vào các phân tử có trong không gian giữa 2 điện cực hình thành các ion, điện tử, nguyên tử và các gốc tự do. Quá trình phân li và tái hợp được diễn ra song song tạo ra các gốc oxy hóa mạnh giúp hủy toàn bộ hợp chất hữu cơ.
- Qua quá trình phân hủy này các chất hữu cơ chuyển về đơn chất và phản ứng tạo ra các thể rắn và thu gom bằng quá trình keo tụ.
Xử lý nước thải ở bể trung gian
Sau quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ plasma hỗn hợp sẽ được đưa đến bể trung gian để thực hiện quá trình keo tụ, gom chất thải tồn đọng trong nước. Khi đã keo tụ, nước thải tiếp tục được xử lý bằng ozone và đưa qua bể lọc tinh, triệt để giữ lại chất rắn. Sau khi được xử lý xong thì nước thải đã không còn chất độc hại.
Giai đoạn xử lý tạp chất
Khi đã giữ lại chất rắn, bùn và các chất keo tụ sẽ được thu gom và tiếp tục quá trình xử lý cơ học trong chuỗi quy trình vận hành.
Tiềm năng của công nghệ plasma trong xử lý nước thải ra sao?
Qua quá trình tìm hiểu công nghệ plasma là gì và cách vận hành của chúng trong chu trình xử lý nước thải, ta có thể thấy rõ tính hiệu quả của công nghệ này.
Hiện nay công nghệ Plasma đã được cải tiến về mặt kỹ thuật và công nghệ để giảm tỷ suất đầu tư so với các công nghệ khí hóa khác. Cụ thể các đầu đốt Plasma sử dụng điện đã được nâng cấp về công suất và tuổi thọ. Vì thế thời gian hoàn vốn nay chỉ còn khoảng 6-10 năm. Trong tương lai không xa, công nghệ Plasma sẽ là lựa chọn tối ưu cho hạng mục xử lý nước thải.
Có thể thấy công nghệ Plasma ngày càng được ứng dụng rộng rãi vừa bảo vệ môi trường, vừa là giải pháp an toàn đối với việc xử lý các chất thải. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường hoặc các doanh nghiệp muốn tinh gọn quy trình xử lý nước thải đều có thể cân nhắc lựa chọn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về công nghệ plasma và ứng dụng của công nghệ này trong xử lý nước thải. Nếu bạn quan tâm đến công nghệ này, hãy liên hệ với Biogency chúng tôi qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn và đưa ra những giải pháp hữu ích khi vận hành nhà máy xử lý nước thải.
Tài liệu tham khảo:
https://dost.hochiminhcity.gov.vn/documents/572/201711130602261390Tongquan_Ky_5_XulynuocthaibangCNPlasma_18102017.pdf
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh